#Skills4s Đọc vị kỹ năng tư duy phản biện

#Skills4s Đọc vị kỹ năng tư duy phản biện

Lượt xem: 811

    Critical thinking hay tư duy phản biện là một trong những kỹ năng hàng đầu mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên. Hãy cùng Đại học Gia Định tìm hiểu xem kỹ năng tư duy phản biện là gì, tại sao nó cần thiết cho chúng ta nhé. 

    Đọc định nghĩa kỹ năng tư duy phản biện 

    Tư duy phản biện (Critical thinking) một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định tính chính xác của vấn đề. 

    Có thể hiểu đây là khả năng suy nghĩ rõ ràng, hợp lý và hiểu được sự liên kết giữa các ý tưởng, thông tin, sự kiện,… để từ đó đưa ra giải pháp phù hợp cho các vấn đề. Đây là một cách tư duy rất quan trọng trong giải quyết vấn đề và ra quyết định trong đời sống cá nhân lẫn công việc.  

    Hiểu về tư duy phản biện 

    Nhận biết Nguyên nhân và Hệ quả 

    Bất cứ việc gì cũng có nguyên nhân và hệ quả. Vì thế, đối mặt với một vấn đề, hãy đi tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ nào tạo nên vấn đề này. Nhưng chưa dừng lại ở đó, các GDU-ers đừng quên phân tích và đánh giá những giải pháp được đưa ra xem liệu có đem đến kết quả tốt nhất hay không. Nhờ vậy mà chúng ta vừa hiểu được nguyên nhân, vừa có thể đánh giá được hiệu quả trước khi triển khai giúp cho công việc được suôn sẻ hơn, ít rủi ro hơn. 

    Luyện kĩ năng "bẻ miếng bánh thành nhiều mảnh"  

    Một trong những nguyên tắc về bẻ bánh là MECE (Mutually Exclusive – Không trùng lặp; Completely Exhaustive – Không bỏ sót). Nghĩa là, chúng ta có một chiếc bánh to và chia nó ra thành miếng nhỏ để dễ quản lý và dễ giải quyết phần bánh đó hơn. Vậy những vấn đề trên miếng bánh đó không được trùng lắp lên nhau và không bỏ sót một vấn đề đề nào. Ví dụ, GDU-ers ngành Ngôn ngữ Anh chia chiếc bánh là các môn trong học kỳ gồm Tiếng Anh, Tiếng Hàn giao tiếp, Kỹ năng tư duy phản biện, Văn hóa học,… sẽ đúng hơn là Tiếng Anh, Ngoại ngữ, Kỹ năng tư duy phản biện, Văn hóa học,… vì trong Ngoại ngữ đã có Tiếng Anh và Tiếng Hàn giao tiếp rồi. Cho nên khi ghép lại miếng bánh của chúng ta bị dư ra một miếng nếu bạn không phân chia rõ ràng vậy đó.  

    Đặt câu hỏi 5 lần với HOW? WHY? SO WHAT? 

    Hỏi đúng câu hỏi, tập trung vào vấn đề cũng là một kỹ năng khó. Để hiểu rõ vấn đề, các bạn cần lưu ý bộ câu hỏi:  

    Why? – Hỏi “tại sao chuyện đó xảy ra?” 5 lần giúp chúng ta đào sâu vào vấn đề và hiểu được nguyện nhân gốc rễ của nó. 

    How? – Khi đã hiểu nguyên nhân gốc, việc đưa ra giải pháp sẽ thực hiện dựa trên các câu hỏi với How.  

    So what? – Như đã nói trên, kỹ năng tư duy phản biện giúp chúng ta hiểu nguyên nhân gốc rễ và dự đoán giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề. Khi bạn đã ý tưởng về giải pháp, hãy đặt câu hỏi “So what?” nếu giải pháp được thực thi. Điều này dẫn bạn đến những ý tưởng thực tế hơn, tăng mức độ khả thi cũng như hiệu quả của giải pháp. 

    Tư duy phản biện (Critical thinking) sẽ giúp bạn tạo sự liên kết, đưa ra những giả thuyết và ý tưởng cho giải pháp. Trong quá trình thực hiện nó, chúng ta phải phân tích thông tin, bằng chứng sự kiện và từ đó tạo ra những góc nhìn mới để nhìn nhận vấn đề một cách khách quan hơn. Đừng quên đánh giá quá khứ và các giải pháp dựa trên những mục tiêu cụ thể, để xem bạn đã từng xử lý việc tương tự hay chưa, giải pháp có còn phù hợp không,…  

    Rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện không dễ mà cũng không khó, chúng ta cùng bắt đầu từ những việc nhỏ nhất. Các GDU-ers hãy thử tìm hiểu về kỹ năng này xem, Ad nghĩ nó rất cần thiết cho cuộc sống cũng như trong công việc hàng ngày đấy. 

    Các trường Đại học liên kết

    Đối tác GDU

    Kết nối với GDU

    icon đăng ký Đăng ký Xét tuyển trực tuyến ...