[#Skills4S] Job Description: ghi điểm với nhà tuyển dụng bằng kỹ năng đọc - hiểu mô tả công việc

[#Skills4S] Job Description: ghi điểm với nhà tuyển dụng bằng kỹ năng đọc - hiểu mô tả công việc

Lượt xem: 13809

    Các GDU-ers thường nghe đến việc xem mô tả công việc trước khi ứng tuyển vào một vị trí nào đó. Vậy bản mô tả công việc là gì, mang ý nghĩa gì và sử dụng nó ra sao?

    Job Description là gì?

    JD là viết tắt của cụm từ Job Description, có nghĩa là bản mô tả công việc. Một bản mô tả công việc chứa đầy đủ thông tin về nhiệm vụ, tiêu chuẩn, yêu cầu cho tới quyền lợi của ứng viên mà nhà tuyển dụng xây dựng theo vị trí công việc đang tuyển dụng tại tổ chức, doanh nghiệp. 

    Thông thường, JD được viết bằng ngôn ngữ đơn giản, thể hiện rõ ràng qua những gạch đầu dòng, ngắn gọn, giúp ứng viên hiểu được những yêu cầu, tính chất công việc. Từ đó, ứng viên xem có phù hợp với năng lực, định hướng của bản thân hay không. 

    Vai trò của JD trong công việc?

    Một JD tiêu chuẩn giúp cho ứng viên:

    - Hình dung được những công việc sẽ làm, quyền hạn,… khi vào doanh nghiệp.

    - Nắm rõ yêu cầu về vị trí tuyển dụng của doanh nghiệp. 

    - Xem xét năng lực, khả năng của bản thân có phù hợp với yêu cầu nhà tuyển dụng hay không.

    - Xác định được vai trò, trách nhiệm, vị trí của mình trong doanh nghiệp.

    - Xác định mục tiêu công việc và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

    2. Đối với doanh nghiệp

    Một bản mô tả công việc cụ thể giúp doanh nghiệp khẳng định tính chuyên nghiệp của tổ chức, là căn cứ để doanh nghiệp đánh giá các ứng viên; làm cơ sở để quản lý lương thưởng để từ đó đi đến so sánh mức lương, đãi ngộ ở vị trí đó với thị trường. Dựa vào đó, doanh nghiệp biết sắp xếp nhân sự và khối lượng công việc sao cho hợp lý. 

    Dưới góc độ của nhà quản trị doanh nghiệp, việc hệ thống hóa JD còn thể hiện tổng thể chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của tổ chức giúp người quản lý quản trị doanh nghiệp hiệu quả. 

    JD bao gồm những nội dung gì? Sử dụng ra sao?

    Không có một khuôn mẫu tiêu chuẩn nào cho JD, song để hấp dẫn các ứng viên, nhà tuyển dụng thường đảm bảo các thông tin dưới đây:

    - Công việc, vị trí: thông tin thể hiện cơ cấu tổ chức, lý do tuyển dụng vị trí này và thể hiện được vị trí mà đơn vị đang cần nằm ở đâu. Từ đó, giúp ứng viên dễ hình dung hơn về nơi làm việc, công việc,…

    - Mô tả trách nhiệm: đây là phần mô tả rất quan trọng bởi nó sẽ giúp ứng viên hiểu được bổn phận, nghĩa vụ của mình tại vị trí đó.

    - Nền tảng năng lực: ứng viên cần có nền tảng kiến thức – trình độ học vấn – kinh nghiệm chuyên môn – kỹ năng mềm – kỹ năng cứng nào để đáp ứng công việc.

    - Quyền lợi: toàn bộ chính sách về lương thưởng, phúc lợi, lộ trình thăng tiến,… hấp dẫn giúp ứng viên hứng thú với công việc, từ đó nộp hồ sơ ứng tuyển.

    Các bạn sinh viên cũng cần hiểu rõ được vai trò của Job Description (JD) để ứng tuyển vào các vị trí công việc, lựa chọn doanh nghiệp sao cho phù hợp để thành công trong sự nghiệp nhé. 

    Các trường Đại học liên kết

    Đối tác GDU

    Kết nối với GDU

    icon đăng ký Đăng ký Xét tuyển trực tuyến ...