Thuyết trình sao cho lên trình? 

Thuyết trình sao cho lên trình? 

Lượt xem: 714

    Kỹ năng thuyết trình là khả năng truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả và hấp dẫn đến một nhóm người nghe. Thuyết trình là kỹ năng cần có khi học đại học. Vậy, làm thế nào để thuyết trình cho “lên trình”? 

     

     

    Tạo mối liên kết với người nghe 

     

    Việc tương tác với người nghe có lẽ là điều khá khó khăn khi thuyết trình. Tuy nhiên, lẩn tránh ánh mắt của người nghe thể hiện sự thiếu tự tin của người thuyết trình. 

     

    Nếu chưa quen với việc nhìn vào mắt người nghe thì bạn hãy nhìn vào sóng mũi của họ. Cũng đừng quên mỉm cười khi thuyết trình. Khi mỉm cười và nhìn vào mắt ai đó, bạn sẽ thu hút sự tập trung của họ, hành động này cũng khiến bạn giảm đi sự lo lắng. 

     

    Tập trung vào điều khán giả cần biết 

     

    Một người thuyết trình thành công luôn cố gắng trình bày sao cho dễ hiểu nhất. Hãy tập trung vào thông điệp cốt lõi, tóm lược nội dung chính, tránh lan man. Nếu có những gì không liên quan đến các thông điệp chính, hãy lược bỏ chúng.  

     

    Chuẩn bị phần mở màn ấn tượng 

     

    Mọi người sẽ thấy hứng thú nếu bạn mở đầu buổi thuyết trình một cách vui vẻ. Vì thế, thay vì giới thiệu bản thân một cách đơn điệu, hãy khuấy động bầu không khí và khiến mọi người trở nên thoải mái. 

     

    Đầu tư cho phần mở đầu thú vị sẽ giúp bài thuyết trình bớt khô khan và thông tin được truyền đạt tốt hơn. 

     

    Công thức 10-20-30 

     

    Chuyên gia Guy Kawasaki – người góp phần làm nên thành công của Apple cho rằng, khi thuyết trình không nên chuẩn bị quá 10 slides; không dài quá 20 phút và sử dụng khổ chữ từ size 30 trở lên. Công thức này giúp tránh việc “nhồi nhét” quá nhiều thông tin vào một slide. Nên nhớ rằng bài thuyết trình sẽ không thể thành công nếu có những slides chi chít chữ. 

     

    Nếu cần bổ sung thông tin quan trọng, bạn có thể chuẩn bị thêm tài liệu và phát cho mọi người. 

     

    Chú ý giọng nói 

     

    Một giọng nói rõ ràng và truyền cảm sẽ khiến người nghe dễ tiếp thu hơn. 

     

    Khi đang thuyết trình, hãy nhấn nhá và điều chỉnh tốc độ nói cùng âm vực của bạn ở những điểm quan trọng mà khán giả cần ghi nhớ. Các bạn cũng nên hạn chế dùng các từ “à, ừm, thì, là,…” mỗi khi cần thời gian suy nghĩ. Thay vào đó, bạn có thể im lặng trong vài giây và hít một hơi để suy nghĩ và bình tĩnh hơn. 

     

    Nói quá nhanh cũng gây cản trở đến sự truyền tải nội dung thông tin. Hãy cố gắng kiểm soát tốc độ nói để bài thuyết trình mạch lạc, rõ ràng. 

     

    Đừng quên ngôn ngữ cơ thể 

     

    Ngôn ngữ cơ thể cũng là một phương tiện giúp truyền tải hiệu quả các thông điệp đến người nghe. Bạn có thể di chuyển chậm rãi quanh sân khấu, mỉm cười với mọi người để tăng sự tương tác. 

     

    Luyện tập thường xuyên  

     

    Và cuối cùng, việc gì muốn giỏi cũng cần luyện tập. Hãy cố gắng tập thuyết trình trước gương vài lần để nắm vững được trọng tâm của bài nói, nắm được ý nào cần nhấn nhá, ý nào cần lược bỏ. 

     

    Sự tự nhiên và mạch lạc trong lời nói cũng chính là chìa khóa giúp thu hút sự chú ý của người nghe vào bài thuyết trình. 

    Các trường Đại học liên kết

    Đối tác GDU

    Kết nối với GDU

    icon đăng ký Đăng ký Xét tuyển trực tuyến ...