Ngành Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những ngành học hấp dẫn và quan trọng nhất trong thời đại số hóa hiện nay. Ngành học này đào tạo sinh viên về các lĩnh vực liên quan đến thiết kế, phát triển, quản lý và bảo mật hệ thống thông tin, phần mềm và mạng máy tính…
Trường Đại học Gia Định (GDU) là một trong những cơ sở đào tạo uy tín tại TP. Hồ Chí Minh, nổi bật với chương trình đào tạo ứng dụng, thực tiễn và phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động. Ngành Công nghệ Thông tin (CNTT) tại GDU được thiết kế với 4 chuyên ngành: An toàn thông tin, Đồ họa kỹ thuật số, Lập trình kết nối vạn vật, Khai thác dữ liệu lớn.. nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thực tế để sẵn sàng bước vào môi trường làm việc cạnh tranh.
Buổi học thực hành phần mềm Photoshop của sinh viên chuyên ngành Đồ họa kỹ thuật số
1. Chuyên ngành An toàn thông tin
Hiểu một cách đơn giản, An toàn thông tin là thuật ngữ dùng để chỉ việc bảo vệ thông tin số và các hệ thống thông tin chống lại các nguy cơ tự nhiên, các hành động truy cập, sử dụng, phát tán, phá hoại, sửa đổi và phá hủy bất hợp pháp nhằm đảm bảo cho các hệ thống thông tin thực hiện đúng chức năng, phục vụ đúng đối tượng một cách sẵn sàng, chính xác và tin cậy.
Ngành An toàn Thông tin (ATTT) là một trong những lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ trong thời đại số hóa, đặc biệt khi các mối đe dọa từ tội phạm mạng ngày càng tinh vi. Ngành học này tập trung vào việc bảo vệ thông tin và dữ liệu của tổ chức, cá nhân khỏi các mối nguy hiểm như hack, virus, phần mềm độc hại, và các tấn công mạng khác.
Theo học An toàn thông tin, sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin, khả năng thiết kế, cài đặt và quản trị hệ thống mạng, nguyên tắc tổ chức thông tin, chính sách và pháp luật của nhà nước cũng như yếu tố con người trong việc đảm bảo an toàn thông tin, cũng như phát hiện, ngăn chặn và xử lý các sự cố bảo mật.
Ngoài ra, sinh viên còn được chú trọng phát triển các kỹ năng chuyên môn như: kỹ năng giải mã, xây dựng các thuật toán, phần mềm và thực hành phòng thủ hoặc tấn công tin tặc (hacker) trong môi trường số, đảm bảo thông tin được lưu trữ, truyền tải an toàn.
Sinh viên khoa Công nghệ thông tin thường xuyên được tham gia các hội thảo chuyên đề với sự tham gia chia sẻ của nhiều chuyên gia
Vị trí nghề nghiệp sau tốt nghiệp:
- Chuyên viên quản trị bảo mật máy chủ và mạng.
- Chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu.
- Chuyên viên phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin đảm bảo an toàn.
- Chuyên viên kiểm tra, đánh giá cho mạng và hệ thống.
- Chuyên gia rà soát lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố.
- Chuyên gia lập trình và phát triển ứng dụng đảm bảo.
- Chuyên gia phân tích mã độc và ứng cứu khẩn cấp sự cố máy tính.
Người học cần có những tố chất khi theo học:
- Tư duy phân tích: Cần có khả năng nhận biết và hiểu rõ các rủi ro bảo mật, đồng thời có khả năng phân tích dữ liệu để tìm hiểu về các mã độc tấn công hệ thống.
- Kiên nhẫn và sự cẩn trọng: Trong việc bảo vệ thông tin, sự kiên trì, quan sát là điều cực kỳ quan trọng. Bạn phải thực hiện công việc một cách tỉ mỉ để tìm ra các lỗ hổng bảo mật và xây dựng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
- Sự sáng tạo: An toàn thông tin không chỉ đơn giản là việc tuân theo các quy tắc và quy định. Bạn cũng cần có sự sáng tạo để nghĩ ra các cách tiếp cận mới trong việc bảo vệ thông tin.
- Học hỏi liên tục: Lĩnh vực an toàn thông tin luôn thay đổi với tốc độ nhanh chóng. Bạn cần luôn cập nhật kiến thức mới và học hỏi về các mối đe dọa cũng như các công nghệ mới.
- Kỹ năng truyền đạt: Khả năng truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và dễ hiểu là kỹ năng quan trọng để làm việc nhóm và giải thích các vấn đề bảo mật cho người không chuyên.
- Đạo đức nghề nghiệp: Bạn phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức và luôn hành động với tính trung thực và tôn trọng đối với thông tin cá nhân của người khác. An toàn thông tin thường đòi hỏi đạo đức nghề nghiệp cao.
Sinh viên Công nghệ thông tin tham quan, kiến tập tại Bosch Việt Nam
Tại sao nên chọn ngành An toàn thông tin?
- Nhu cầu cao: Với sự phát triển của công nghệ, các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, khiến cho nhu cầu về chuyên gia an toàn thông tin ngày càng tăng.
- Thu nhập hấp dẫn: Các chuyên gia bảo mật thường có mức lương cao và các cơ hội nghề nghiệp phong phú, với mức thu nhập rất cạnh tranh.
- Cơ hội nghề nghiệp toàn cầu: Chuyên gia an toàn thông tin có thể làm việc cho các tổ chức quốc tế, các công ty công nghệ lớn, hoặc làm việc tự do ở nhiều quốc gia.
2. Chuyên ngành Đồ họa kỹ thuật số
Đồ họa sử dụng 3 thành phần chính là những đường vẽ, hình ảnh (bitmap) và chữ để tạo ra sản phẩm trên một mặt phẳng như giấy, màn hình,… và có thể thấy, quan sát được. Đó là những sản phẩm có thể in ấn được, còn đối với những sản phẩm không in ra được thì đồ họa được thể hiện qua việc thiết kế web, các sản phẩm video.
Đồ họa tham gia mọi mặt trong đời sống từ việc tạo ra các trang bìa của sách báo, tạp chí như tạp chí thời trang, mỹ thuật… cho đến việc in ấn, quảng cáo. Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, đồ họa cũng có mặt cả trong lĩnh vực 3D thường gọi là đồ họa 3D. Đồ họa 3D sử dụng những chương trình 3D tạo ra những hình ảnh có chiều sâu hơn, thật hơn và mang tính tương tác cao hơn. Đồ họa 3D cũng rất được chú ý trong lĩnh vực làm phim, làm quảng cáo, …
Đồ họa kỹ thuật số cũng sử dụng những thành phần cơ bản trong đồ họa đó là đường vẽ, hình ảnh, và chữ nhưng thay vì thực hiện bằng tay thì được chuyển thành sử dụng máy tính. Các sản phẩm được tạo ra sẽ lưu thành tập tin trên máy tính và xuất ra thành ấn phẩm và in ấn. Như vậy, đồ họa kỹ thuật số là sự kết hợp hài hòa giữa mỹ thuật và công nghệ.
Ngày nay, với xu hướng văn hóa nghe – nhìn đang thịnh hành, hầu hết mọi người đều có thiện cảm với những mẫu thiết kế được đầu tư chỉn chu, thu hút hấp dẫn. Do đó, các doanh nghiệp rất chú trọng đầu tư vào các thiết kế để truyền tải thông tin. Vì vậy, ngành Đồ họa kỹ thuật số đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của kinh tế, văn hóa đặc biệt trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo.
Các sản phẩm của sinh viên chuyên ngành Đồ họa kỹ thuật số
Vị trí nghề nghiệp sau tốt nghiệp:
+ Tốt nghiệp chuyên ngành Đồ họa kỹ thuật số người học có thể đảm nhận nhiều vị trí trong các công ty sáng tạo, in ấn, xuất bản, thương hiệu, thiết kế tương tác, hình động, thiết kế và văn hóa, thiết kế trò chơi, ...
+ Tự khởi nghiệp thành lập công ty thiết kế, dịch vụ studio…
Người học cần có những tố chất khi theo học:
- Sáng tạo: Khả năng tư duy sáng tạo để phát triển ý tưởng mới và độc đáo.
- Kỹ năng nghệ thuật: Có nền tảng vững về nghệ thuật, bao gồm màu sắc, hình khối, và bố cục.
- Kiến thức về phần mềm đồ họa: Thành thạo các phần mềm như Adobe Photoshop, Illustrator, After Effects, v.v.
- Tư duy hình ảnh: Khả năng hình dung và thiết kế các yếu tố hình ảnh một cách hiệu quả.
- Chú ý đến chi tiết: Khả năng nhận diện và chỉnh sửa các chi tiết nhỏ để tạo ra sản phẩm hoàn hảo.
- Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng truyền đạt ý tưởng thiết kế và làm việc nhóm hiệu quả.
- Khả năng làm việc dưới áp lực: Có thể hoàn thành công việc trong thời hạn chặt chẽ và với yêu cầu cao.
- Đam mê công nghệ: Luôn cập nhật xu hướng và công nghệ mới trong lĩnh vực đồ họa.
Sinh viên chuyên ngành Đồ họa kỹ thuật số chụp ảnh lưu niệm
3. Chuyên ngành Lập trình kết nối vạn vật
Lập trình kết nối vạn vật (Internet of Things) là xu hướng nổi bật hiện nay. Bởi lẽ, thế giới đang bước vào thời đại 4.0, đây là thời đại của những bước tiến công nghệ vĩ đại. Tại thời điểm này, những ngành học về lập trình đều nhận được sự chú ý hơn cả, đặc biệt là ngành học lập trình Internet of Things.
Lập trình kết nối vạn vật (Internet of Things) là hay còn được gọi với cái tên lập trình IoT. Lập trình Internet of Things chính là công việc quản lý và liên kết an toàn mạng internet trong cuộc sống. Internet of Things là một mạng lưới khổng lồ bao gồm những con người được kết nối với nhau. Tất cả chúng là những thiết bị máy tính, đồ vật hay máy móc trong đời sống con người.
Với sự phát triển khoa học công nghệ mạnh mẽ, lập trình kết nối vạn vật (Internet of Things) đã trở nên phổ biến. Nó xuất hiện trong các thiết bị tập thể dục, các thiết bị nhà bếp như lò vi sóng. Nó xuất hiện trong ô tô tự động lái, robot tự hoạt động. Sự hiện diện của IoT có mặt ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta.
Sinh viên GDU với đề tài nghiên cứu
Vị trí nghề nghiệp sau tốt nghiệp:
- Lập trình viên IoT.
- Chuyên viên phân tích.
- Quản trị hệ thống IoT.
- Chuyên tư vấn & thiết kế các hệ thống IoT.
- Quản lý dự án phát triển IoT.
- Chuyên viên triển khai dự án IoT…
Người học cần có những tố chất khi theo học:
- Tư duy logic: Khả năng phân tích và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
- Kiến thức về lập trình: Nắm vững các ngôn ngữ lập trình như Python, C, Java, v.v.
- Hiểu biết về phần cứng: Kiến thức về các linh kiện điện tử, cảm biến và vi điều khiển.
- Kỹ năng mạng: Hiểu biết về các giao thức mạng và cách kết nối thiết bị.
- Tính sáng tạo: Khả năng phát triển ý tưởng mới và giải pháp sáng tạo cho các vấn đề trong IoT.
- Chú ý đến chi tiết: Khả năng nhận diện và khắc phục các lỗi trong hệ thống.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Có khả năng hợp tác và giao tiếp hiệu quả với các thành viên trong nhóm.
- Đam mê công nghệ: Luôn cập nhật các xu hướng và công nghệ mới trong lĩnh vực IoT.
- Khả năng học hỏi nhanh: Sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới và ứng dụng vào thực tiễn.
Sinh viên GDU tham quan Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC)
4. Chuyên ngành Khai thác dữ liệu lớn
Big Data hay còn biết đến với tên “dữ liệu lớn” là một thuật ngữ cho việc xử lý một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp mà các ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không xử lý được. Độ lớn đến mức các phần mềm xử lý dữ liệu truyền thống không có khả năng thu thập, quản lý và xử lý dữ liệu trong một khoảng thời gian hợp lý.
Dữ liệu lớn bao gồm các thách thức như phân tích, thu thập, giám sát dữ liệu, tìm kiếm, chia sẻ, lưu trữ, truyền nhận, trực quan, truy vấn và tính riêng tư. Thuật ngữ này thường chỉ đơn giản đề cập đến việc sử dụng các phân tích dự báo, phân tích hành vi người dùng, hoặc một số phương pháp phân tích dữ liệu tiên tiến khác trích xuất giá trị từ dữ liệu mà ít khi đề cập đến kích thước của bộ dữ liệu.
Cùng với sự phát triển của công nghệ, các lĩnh vực trong xã hội từ sản xuất, kinh doanh, cho tới truyền thông, giải trí,… đều đòi hỏi một hệ thống dữ liệu lớn có khả năng “kết nối” toàn cầu. Với khả năng tập hợp dữ liệu có dung lượng lớn, ngày nay Big Data đang chiếm một vị trí quan trọng trong nền công nghiệp 4.0.
Sinh viên khoa Công nghệ thông tin được doanh nghiệp tài trợ các suất học bổng
Vị trí nghề nghiệp sau tốt nghiệp:
- Quản trị hạ tầng hệ thống thông tin.
- Nhà khoa học dữ liệu.
- Kỹ sư dữ liệu.
- Chuyên viên phân tích dữ liệu.
- Kỹ sư bảo mật.
- Quản lý cơ sở dữ liệu.
- Kiến trúc sư dữ liệu.
- Chuyên gia phân tích và thiết kế hệ thống thông tin.
Người học cần có những tố chất khi theo học:
- Tư duy phân tích: Khả năng phân tích và đánh giá dữ liệu để rút ra thông tin hữu ích.
- Kiến thức về thống kê: Nắm vững các khái niệm thống kê cơ bản và các phương pháp phân tích dữ liệu.
- Kỹ năng lập trình: Thành thạo các ngôn ngữ lập trình như Python, R, Java hoặc Scala.
- Hiểu biết về cơ sở dữ liệu: Kiến thức về các hệ quản trị cơ sở dữ liệu và công nghệ lưu trữ dữ liệu lớn như Hadoop, Spark.
- Khả năng giải quyết vấn đề: Tìm kiếm và áp dụng các giải pháp cho các vấn đề phức tạp trong dữ liệu.
- Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng trình bày và truyền đạt thông tin từ dữ liệu một cách rõ ràng và hiệu quả.
- Tính kiên nhẫn và tỉ mỉ: Chú ý đến chi tiết và khả năng làm việc với khối lượng dữ liệu lớn.
- Đam mê công nghệ: Luôn cập nhật các xu hướng và công nghệ mới trong lĩnh vực khai thác dữ liệu.
- Tính sáng tạo: Khả năng phát triển các phương pháp mới để khai thác và phân tích dữ liệu.
Chi tiết khung chương trình đào tạo chuyên ngành Lập trình kết nối vạn vật - IOT: XEM TẠI ĐÂY
Chi tiết khung chương trình đào tạo chuyên ngành Đồ họa kỹ thuật số: XEM TẠI ĐÂY
Chi tiết khung chương trình đào tạo chuyên ngành Khai thác dữ liệu lớn: XEM TẠI ĐÂY
Chi tiết khung chương trình đào tạo chuyên ngành An toàn thông tin mạng: XEM TẠI ĐÂY