Ngành Công nghệ truyền thông
Công nghệ truyền thông (hay Quản trị công nghệ truyền thông) là ngành học nghiên cứu về quá trình sản xuất truyền thông thông qua các công nghệ hiện đại. Cụ thể là sản xuất phim điện ảnh, chương trình truyền hình, phim quảng cáo, phim ngắn, tiểu phẩm... và quá trình kinh doanh truyền thông như kinh doanh và marketing phim ảnh, chương trình, nội dung, quảng cáo...
Lĩnh vực Công nghệ truyền thông đang thu hút đông đảo giới trẻ lựa chọn nhằm đáp ứng đủ nhu cầu nguồn nhân lực cho các công ty, doanh nghiệp.
Hoạt động kiếp tập, tham quan doanh nghiệp là một phần không thể thiếu trong chương trình đào tạo tại GDU
Thông tin cơ bản về chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Truyền thông được thiết kế nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thực tiễn trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm truyền thông.
Nội dung đào tạo bao gồm các môn học cơ sở ngành như:
+ Kỹ thuật Video, giúp sinh viên nắm vững kỹ năng quay phim, biên tập, chỉnh sửa và xử lý hậu kỳ;
+ Kỹ thuật Audio, cung cấp kiến thức về thu âm, xử lý âm thanh và tạo hiệu ứng âm thanh chuyên nghiệp;
+ Truyền thông xã hội, tập trung vào khai thác và quản lý các nền tảng mạng xã hội, phân tích dữ liệu người dùng và xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả.
+ Bên cạnh đó, chương trình còn đào tạo các kỹ năng quan trọng như: Quản trị dự án truyền thông, giúp sinh viên hiểu cách lập kế hoạch, triển khai và giám sát các dự án lớn; Thiết kế đồ họa 3D, nơi sinh viên học cách sử dụng các phần mềm để tạo ra hình ảnh và hiệu ứng 3D chân thực; cũng như Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, một phần không thể thiếu trong xây dựng hình ảnh doanh nghiệp.
Ngoài ra, sinh viên còn được học cách sản xuất các sản phẩm truyền thông cụ thể như chương trình truyền hình, quảng cáo (TVC), podcast, và các nội dung ứng dụng kỹ xảo cùng hiệu ứng đặc biệt,...
Chương trình đào tạo không chỉ tập trung vào lý thuyết mà còn nhấn mạnh tính ứng dụng qua các kỳ thực tập tại doanh nghiệp. Sinh viên có cơ hội áp dụng những gì đã học vào môi trường làm việc thực tế, từ đó nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, phát triển tư duy sáng tạo, và xây dựng mối quan hệ trong ngành.
Việc thực tập và viết báo cáo thực tập không chỉ áp dụng tại các trường trong nước mà còn được triển khai ở nhiều chương trình đào tạo quốc tế, giúp sinh viên có cái nhìn toàn cầu và sẵn sàng gia nhập thị trường lao động.
Các giảng viên tham gia vào quá trình giảng dạy ngành Công nghệ Truyền thông của sinh viên không chỉ truyền tải kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tế mà còn đóng vai trò như những người dẫn đường đầy trách nhiệm, những cố vấn đáng tin cậy. Họ giúp sinh viên định hướng đúng đắn vai trò, sứ mệnh của người làm truyền thông trong thời đại số, đồng thời phân tích sâu sắc sức mạnh và vị trí của các nền tảng truyền thông đa phương tiện từ các góc nhìn đa chiều về xã hội, lịch sử, văn hoá, kinh tế và ý thức hệ, qua đó giúp sinh viên hiểu rõ tầm quan trọng của công nghệ trong việc cách mạng hóa lĩnh vực truyền thông.
Sinh viên khoa Truyền thông số trong giờ học thực hành sử dụng các thiết bị quay - dựng
Vị trí nghề nghiệp sau tốt nghiệp:
- Chuyên viên sản xuất truyền thông trong các cơ quan, đơn vị như đài truyền hình, hãng sản xuất phim ảnh, phim truyền hình, tổ chức sự kiện…
- Nhân viên biên tập nội dung.
- Nhân viên sáng tạo nội dung.
- Nhân viên sản xuất chương trình truyền hình, chương trình phát thanh.
- Phóng viên.
- Biên tập viên, …
Những tố chất cần có khi theo học:
- Sáng tạo và có tư duy thẩm mỹ.
- Khả năng giao tiếp, làm việc nhóm.
- Nhạy bén với công nghệ.
- Có tư duy phân tích.
- Có óc sáng tạo, chí tiến thủ.
- Bản lĩnh tự tin, kiên trì với công việc.
- Có niềm đam mê với ngành truyền thông và công nghệ.
- Có khả năng ngoại ngữ;
- Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt.
- Phân tích tổng hợp thông tin nhanh.
- Khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Tính kiên trì và nghiêm túc.
- Kiến thức sâu rộng về mọi mặt.
- Nhạy cảm và sáng tạo.
- Có kỹ năng quản trị và kinh doanh quảng cáo truyền thông.
Chi tiết khung chương trình đào tạo ngành Công nghệ truyền thông: XEM TẠI ĐÂY