Ngành Đông Phương học
Ngành Đông Phương học bao gồm việc tìm hiểu về lịch sử, văn hoá, ngôn ngữ và các phong tục truyền thống của nên văn minh Đông Á. Song song đó, ngành Đông Phương học cũng khám phá sự ảnh hưởng của các nền văn hoá này đối với thế giới hiện đại.
Chương trình “Chuyện nghề, chuyện ngành Đông Phương học” với sự tham gia chia sẻ của các chuyên gia
Ngoài những môn học đại cương của khối ngành Khoa học xã hội, trải dài chương trình đào tạo, người học sẽ được tiếp cận với các khía cạnh đa dạng của văn hoá Đông Á, tầm quan trọng của nền văn hoá truyền thống trong thế giới toàn cầu hoá và lợi thế chuyên sâu về một trong 3 ngôn ngữ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Người học sẽ vận dụng các kiến thức địa lý-lịch sử-kinh tế-văn hoá-tôn giáo,… về khu vực và các nước Đông Á vào các lĩnh vực nghề nghiệp như du lịch, quan hệ quốc tế, kinh doanh, truyền thông,..
PGS.TS Đặng Văn Thắng - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh tại talkshow “Giao lưu văn minh phương Đông và phương Tây qua di sản văn minh Phù Nam”
Các điểm nổi bật của ngành ĐPH
- Người học ĐPH được cung cấp môi trường ngôn ngữ và văn hoá quốc tế, có nhiều cơ hội tham gia các hoạt động ngoại khoá, diễn đàn, sân chơi quốc tế trong nước thuộc các lĩnh vực học thuật, văn nghệ, văn hoá, các hoạt động xã hội theo định hướng giáo dục phát triển hìa hoà các mặt tri thức, kỹ năng, đạo đức, thể lực và giao tiếp, từ đó phát huy tính chủ động, năng động, linh hoạt và sáng tạo vừa giúp người học đạt hiệu quả cao trong học tập, vừa là lợi thế cạnh tranh trong tuyển dụng và việc làm khi ra trường. Ví dụ:
+ Các cuộc thi mang tính học thuật như Hùng biện tiếng Trung - Nhật - Hàn;
+ Các chương trình giao lưu văn hoá- ngôn ngữ với người học quốc tế;
+ Các cuộc thi văn nghệ bằng ngôn ngữ các nước Đông Á.
+ Các buổi sinh hoạt chuyên đề với các chuyên gia là những nhà nghiên cứu, các học giả quốc tế đến từ các trường đại học, các viện nghiên cứu, tổ chức nghề nghiệp uy tín.
Sinh viên ngành Đông phương học giao lưu, đặt câu hỏi cùng diễn giả
Đội ngũ giảng viên tận tâm với sự cập nhật, rà soát hàng năm của chương trình đào tạo, cùng những tài liệu học tập được biên soạn chắt lọc từ tri thức khoa học thế giới và vận dụng phù hợp với thực tế Việt Nam, đặc điểm của người học.
- Người học dễ dàng tìm được việc làm ngay từ năm hai với trình độ chuyên môn phù hợp, thành thạo ngoại ngữ và ưu điểm là có kỹ năng hội nhập tốt. Đây là một yếu tố quan trọng trong thời đại nhiều biến động và thay đổi liên tục.
- Người học tốt nghiệp ngành ĐPH có đủ khả năng để theo học các chương trình ở bậc học cao hơn.
Nhiều chương trình, talkshow được tổ chức dành riêng cho sinh viên GDU
Cơ hội nghề nghiệp
- Các cơ quan quản lý nhà nước: Sở văn hoá thể thao du lịch, Bảo tàng, Phòng văn hoá – thông tin ở các quận, huyện, Các công ty du lịch, …
- Làm việc tại các cơ quan ngoại giao, các tổ chức phi chính phủ có hợp tác, quan hệ đối ngoại với các nước Đông Á,..
- Có thể phụ trách công tác tư vấn, đối ngoại, biên dịch viên cho các doanh nghiệp của các nước Đông Á tại Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam tại các nước Đông Á.
- Các cơ quan truyền thông: bộ phẩn tiếp thị truyền thông, bộ phận biên tập các chương trình văn hoá, du lịch, thời sự, tổ chức sự kiện; các toà soạn báo, đài truyền hình, đài phát thanh,..
- Nghiên cứu và giảng dạy tại các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học và các Viện nghiên cứu.
Chi tiết khung chương trình đào tạo ngành Đông Phương học: XEM TẠI ĐÂY