Ngành Kinh doanh thương mại
Kinh doanh thương mại tập trung vào các hoạt động giao dịch, trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp hoặc giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Mục tiêu chính là quản lý, vận hành, và tối ưu hóa các chuỗi cung ứng và phân phối, nhằm đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất.
Sinh viên GDU tham gia hội thảo "Kinh tế tri thức - Nền tảng cho tương lai thịnh vượng và hành động của giới trẻ"
Thông tin cơ bản
Ngành Kinh doanh thương mại (tiếng Anh là Commercial Business) là ngành đào tạo các kiến thức chuyên sâu về cách thức vận hành của doanh nghiệp kinh doanh thương mại trong nước và thương mại quốc tế, đảm bảo sự tự tin để có thể thành công trong môi trường kinh doanh hội nhập toàn cầu và thích ứng tốt với môi trường kinh doanh thay đổi, đồng thời ứng dụng công nghệ và kinh doanh trên nền tảng kỹ thuật số không ngừng phát triển, hình thành và phát triển những kỹ năng lãnh đạo, quản trị và điều hành hoạt động kinh doanh trong các công ty nói chung và các doanh nghiệp thương mại nói riêng, phát triển được kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, kỹ năng làm việc nhóm và hình thành kỹ năng tự học, tự nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên ngành.
Chương trình đào tạo ngành Kinh doanh thương mại trang bị cho sinh viên những kiến thức về hoạt động kinh doanh, bán hàng, nghiên cứu thị trường, hoạt động chiêu thị, PR, marketing, lập kế hoạch kinh doanh, nghiệp vụ bán hàng, phân tích tài chính… Trong đó, những kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu được thể hiện qua một số môn học như: Nguyên lý Marketing, quản trị bán hàng, quản trị chuỗi cung ứng, quản trị thương hiệu, thương mại điện tử, kinh tế vi mô, vĩ mô, quản trị tài chính doanh nghiệp,…
Ngành Kinh doanh thương mại có các chuyên ngành chính: Quản lý chuỗi cung ứng, Quản lý bán lẻ, Kinh doanh quốc tế, Thương mại điện tử, Marketing thương mại.
Sinh viên có cơ hội học hỏi, cọ xát thông qua chương trình "Vũ trụ đồng tiền"
Những kỹ năng cần thiết đối với ngành Kinh doanh thương mại:
- Kỹ năng giao tiếp và đàm phán
- Kỹ năng quản lý chuỗi cung ứng
- Khả năng phân tích thị trường và dữ liệu
- Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian
- Hiểu biết về công nghệ thông tin và thương mại điện tử
Vị trí nghề nghiệp sau tốt nghiệp:
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh Thương mại có thể làm việc tại:
- Doanh nghiệp sản xuất và thương mại: Quản lý chuỗi cung ứng, phân phối sản phẩm.
- Công ty xuất nhập khẩu: Chuyên viên xuất nhập khẩu, logistics.
- Doanh nghiệp bán lẻ: Quản lý cửa hàng, quản lý khu vực.
- Công ty thương mại điện tử: Quản lý vận hành, phát triển kinh doanh.
- Các ngân hàng và tổ chức tài chính: Chuyên viên tư vấn kinh doanh, tín dụng thương mại.
- Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng.
Người học cần có những tố chất khi theo học:
- Học khá tốt các môn tự nhiên;
- Ham học hỏi, tìm hiểu thông tin về các lĩnh vực của đời sống như văn hóa, kinh tế, xã hội...;
- Có kỹ năng giao tiếp, linh hoạt trong ứng xử và có khả năng nắm bắt tâm lý của người khác;
- Tự tin, năng động, sáng tạo;
- Có khả năng trình bày vấn đề và biết cách thuyết phục người khác;
- Có khả năng ngoại ngữ, tin học;
- Kiên trì, chăm chỉ và chịu được áp lực cao.
GDU ký kết hợp tác cùng câu lạc bộ Doanh nhân và Nghệ thuật
Môi trường học tập
Với định hướng đào tạo ứng dụng, Khoa Tài chính – Thương mại GDU đã đầu tư hệ thống cơ sở vật chất nhằm đáp ứng các yêu cầu đào tạo sinh viên ở mức tốt nhất, đặc biệt chú trọng đến việc ứng dụng các thiết bị công nghệ thông tin trong giảng dạy nhằm giúp người học được trang bị toàn diện các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn. Có thể kể đến như:
- Các phòng học lý thuyết được trang bị khang trang, hiện đại đáp ứng nhu cầu tương tác giảng viên và người học;
- Các trung tâm thực hành mô phỏng kế toán, thị trường chứng khoán ảo, mô phỏng đầu tư tài chính giúp sinh viên sớm tiếp cận và xử lý các tình huống thực tế;
- Phóng máy tính được trang bị nhiều loại phần mềm kế toán, tài chính, … giúp sinh viên có thể thao tác công việc với nhiều giao diện khác nhau của phần mềm;
- Trung tâm mô phỏng ngân hàng GDU Bank được thiết kế, bố trí theo mô hình của một ngân hàng hoàn chỉnh: khu vực đón khách, bàn làm việc giao dịch viên, … giúp sinh viên sớm làm quen với môi trường làm việc tương lai của mình và thực hành chuyên môn;
- Khoa Tài chính – Thương mại định hướng kết hợp chương trình đào tạo giữa thực tiễn và môi trường học tập hiện đại nhằm rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành, giúp sinh viên sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu công việc ở doanh nghiệp, ngân hàng trong thời đại công nghệ hiện đại ngay sau khi tốt nghiệp.
Chi tiết khung chương trình đào tạo ngành Kinh doanh thương mại: XEM TẠI ĐÂY