Ngành Luật kinh tế
Ngày càng nhiều doanh nghiệp tìm kiếm nhân lực có thể đảm nhận trách nhiệm pháp lý, tư vấn các chính sách pháp luật phục vụ hoạt động kinh doanh. Vì vậy, Luật Kinh tế đang trở thành một ngành học được nhiều người quan tâm.
Sinh viên năm nhất ngành Luật tham quan, kiến tập tại Tòa án Nhân dân huyện Củ Chi, TP. HCM
Thông tin cơ bản về chương trình đào tạo
Ngành Luật Kinh tế là ngành học đào tạo về các quy phạm pháp luật, điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất, trao đổi hay phân phối và tiêu dùng của các chủ thể kinh tế.
Ngành Luật Kinh tế được đào tạo theo hướng ứng dụng. Trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng và tố chất cần thiết để làm việc trong lĩnh vực kinh tế – pháp luật.
Ngành Luật kinh tế cung cấp cho người học những kiến thức chung và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật kinh tế, về hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, đặc biệt là trong kinh doanh, thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ; khả năng nghiên cứu, xử lý các vấn đề pháp lý phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh hội nhập…
Những ưu điểm khi học ngành Luật Kinh tế tại GDU
- Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, giàu tình yêu nghề nghiệp, đã và đang là những chuyên gia uy tín trong nghề Luật: Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư, Công chứng viên...
- Có cơ hội kiến tập, thực tập từ sớm, người học được chia sẻ, tiếp cận các kỹ năng hành nghề thực tiễn về tư vấn pháp luật, tranh tụng, giải quyết tranh chấp, tư vấn hợp đồng, mua bán sáp nhập doanh nghiệp... trong từng môn học và trong suốt quá trình đào tạo.
- Người học thường xuyên được củng cố kiến thức và trải nghiệm thực tiễn qua các cuộc thi học thuật: Rung chuông vàng, Ngày Pháp luật, Phiên tòa giả định, tranh biện...
Sinh viên ngành Luật GDU tham gia phiên tòa giả định xét xử phúc thẩm vụ án hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”
Các hoạt động nổi bật
- Chuỗi tọa đàm định hướng nghề nghiệp "Law Gears";
- Tham gia Phiên toà giả định hàng năm;
- Các cuộc thi Rung chuông vàng, tranh biện;
- Tham gia ngày hội pháp luật;
- Tham gia phục vụ cộng đồng qua hình thức tổ chức PTGĐ tại các địa phương;
-Tham gia, giao lưu với các cơ sở đào tạo khác trong các cuộc thi ngành luật.
-Tham gia các hoạt động ngoại khoá, kiến tập, các lớp kỹ năng…
Vị trí nghề nghiệp sau tốt nghiệp
- Làm việc trong các cơ quan Nhà nước (Tòa án, Viện kiểm sát, Công an, cơ quan thi hành án, Cơ quan điều tra …), Tổ chức chính trị - xã hội.
- Làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài (FDI), khu vực doanh nghiệp tư nhân cả trong và ngoài nước.
- Chuyên viên pháp lý trong doanh nghiệp, các tổ chức nghiên cứu, văn phòng luật sư, các công ty luật, Ngân hàng...
- Làm việc tại các tổ chức bổ trợ tư pháp bao gồm: tổ chức hành nghề Luật sư, quản tài viên, tổ chức đấu giá tài sản, trọng tài thương mại, tổ chức giám định tư pháp, tổ chức hành nghề Công chứng, văn phòng Thừa phát lại, đấu giá viên...
- Làm việc tại các tổ chức phi chính phủ, liên chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế có các hoạt động liên quan đến các vấn đề pháp luật.
- Nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật tại các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục.
Tố chất cần thiết cho người học ngành Luật Kinh tế
- Cẩn thận, chính trực: Sứ mệnh của bạn là thực thi công bằng, tìm hiểu và xác minh thật chính xác các sự việc, vấn đề, tôn trọng công lý và sự thật khách quan… chính vì vậy phải luôn cẩn thận, tỉ mỉ, công tâm và chính trực.
- Trí nhớ tốt: Để có thể ghi nhớ nội dung các điều, các khoản, chương, mục… cũng như các quy trình, thủ tục tố tụng, bạn phải có một trí nhớ thật tốt, nhớ các nội dung văn bản một cách chính xác, tỉ mỉ. Đồng thời khả năng ghi nhớ của bạn sẽ giúp bạn giải quyết thật nhanh và hiệu quả những tình huống pháp luật mà bạn gặp phải.
- Khả năng diễn đạt và thuyết phục: Đối với người Luật sư thì đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất bởi công việc của họ là dùng lý lẽ của mình để thuyết phục mọi người hiểu, tuân theo và quyết định theo những lý lẽ và biện hộ của mình.
- Tinh thần thép: Người học luật và làm nghề luật phải có bản lĩnh vững vàng, có sự cứng rắn và kiên định, có như vậy bạn mới có thể đưa sự thật ra ánh sáng, giữ vững vai trò và vị trí của mình trong xã hội.
Chi tiết khung chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế: XEM TẠI ĐÂY