Ngành Thương mại điện tử

Ngành Thương mại điện tử

Xu thế hội nhập và tốc độ phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành Thương mại điện tử với sự giao thoa giữa ngành kinh doanh và công nghệ thông tin đang trở thành một lựa chọn nghề nghiệp hấp dẫn đối với nhiều bạn trẻ.

 

Thương mại điện tử (eCommerce) là ngành học thuộc khối ngành kinh tế tập trung vào việc áp dụng các công nghệ số để thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ trên môi trường internet.

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH

 

Sinh viên được tham gia nhiều buổi hội thảo chuyên ngành với sự tham gia chia sẻ của các chuyên gia

 

Ngành học này bao gồm các lĩnh vực như marketing trực tuyến, quản lý website, thanh toán điện tử, logistics, và quản lý chuỗi cung ứng. Lĩnh vực này cũng cung cấp sự thuận tiện và tiết kiệm thời gian cho người tiêu dùng, cho phép họ mua sắm trực tuyến và tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ từ khắp nơi trên thế giới.

 

Ngành Thương mại điện tử còn tạo ra cơ hội kinh doanh mới và khởi nghiệp. Các doanh nhân có thể tạo ra các cửa hàng trực tuyến, các nền tảng thương mại điện tử và các dịch vụ liên quan để khai thác tiềm năng thị trường trực tuyến. Điều này giúp thúc đẩy sự đổi mới và sự phát triển của nền kinh tế số.

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH

 

Đông đảo sinh viên ngành Thương mại điện tử tham dự hội thảo chuyên môn

 

Chương trình đào tạo ngành Thương mại điện tử được thiết kế trang bị cho người học có thể tiếp cận cả kiến thức lý thuyết và thực hành. Các môn học tiêu biểu trong chương trình bao gồm:

 

  • Kiến thức nền tảng: Kinh tế học, Marketing cơ bản, Lý thuyết quản lý.
  • Các môn học chuyên sâu: Quản trị thương mại điện tử; Phát triển website và ứng dụng di động; Quản lý chuỗi cung ứng và logistics; Marketing trực tuyến và quảng cáo Google, Facebook; Phân tích và xử lý dữ liệu lớn (Big Data); An ninh mạng và bảo mật thông tin trong thương mại điện tử; Phát triển ứng dụng web; Quản trị chiến lược điện tử; Quản trị tài chính doanh nghiệp; Luật thương mại điện tử; Phân tích dữ liệu kinh doanh; Quản trị quan hệ khách hàng…

 

Ngoài ra khi theo học ngành Thương mại điện tử sinh viên sẽ được tiếp cận với những kĩ năng cần thiết cho nghề nghiệp như kỹ năng thuyết trình nhóm, cách tổ chức seminar, điều hành và quản lí dự án, sàn lọc thông tin, kỹ năng tin học, ngoại ngữ, kỹ năng thuyết phục khách hàng…để tự tin tổ chức và phát triển các ứng dụng tin học hỗ trợ những hoạt động giao dịch điện tử, thương mại, kinh doanh điện tử.

 

Bên cạnh đó, sinh viên được tham gia vào các dự án thực tế, thực tập tại các công ty, đồng thời có cơ hội áp dụng lý thuyết vào công việc thực tế.

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH

 

Ông Nguyễn Ngọc Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam

 

Cơ hội nghề nghiệp sau tốt nghiệp


Sinh viên tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc hấp dẫn như:

  • Quản lý website thương mại điện tử.
  • Chuyên gia phân tích dữ liệu.
  • Chuyên viên logistics và quản lý chuỗi cung ứng.
  • Quản lý sản phẩm và dự án.
  • Giảng viên ngành Thương mại điện tử
  • Marketing kỹ thuật số
  • Kinh doanh trực tuyến
  • Xây dựng – phát triển hệ thống khai thác dữ liệu và chăm sóc khách hàng
  • Xây dựng – quản trị hệ thống giao dịch thương mại điện tử
  • Hoạch định và thực hiện chiến lược kinh doanh thương mại điện tử… hoặc có thể khởi nghiệp…

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH

 

Trường Đại học Gia Định vinh dự trở thành thành viên Mạng lưới các cơ sở đào tạo thương mại điện tử từ Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam

 

Lý do chọn ngành Thương mại điện tử

 

  • Thị trường tiềm năng: Thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, đặc biệt tại Việt Nam, nơi có tỷ lệ người dùng internet và giao dịch trực tuyến ngày càng tăng.
  • Nhu cầu cao về nhân lực: Với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mua sắm trực tuyến, nhu cầu nhân sự có kỹ năng về thương mại điện tử ngày càng lớn.
  • Mức thu nhập hấp dẫn: Những công việc trong ngành thương mại điện tử thường có mức lương cao và cơ hội thăng tiến lớn.
  • Cơ hội làm việc toàn cầu: Thương mại điện tử không giới hạn địa lý, bạn có thể làm việc với các đối tác và khách hàng quốc tế.

 

Các tố chất cần có khi theo học ngành thương mại điện tử

 

Yêu thích kinh doanh: Do Thương mại điện tử (TMĐT) thuộc khối ngành kinh tế nên khi có niềm đam mê với việc kinh doanh thì bạn mới có thể gắn bó lâu dài với TMĐT. Ngoài ra, một số bạn sau khi tốt nghiệp hoặc có một vài năm làm TMĐT sẽ có xu hướng kinh doanh tự do, do vậy ngành này khá phù hợp với những bạn có niềm đam mê với kinh doanh..

 

Đam mê công nghệ: TMĐT là hình thức kinh doanh, giao dịch trực tuyến nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Do vậy yếu tố công nghệ là một phần không thể thiếu khi bạn theo học ngành thương mại điện tử.

 

Nắm bắt tâm lý khách hàng: Khi hiểu được khách hàng thích gì, muốn gì, cần gì thì bạn mới tạo ra được sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, mang lại những giá trị mà khách hàng cần, từ đó mới thành công được.

 

Nhạy bén với xu hướng: Ngành thương mại điện tử luôn đổi mới không ngừng theo sự phát triển của công nghệ và nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, để học và làm việc trong ngành này, bạn cần trang bị tư duy linh hoạt, nhạy bén, nắm bắt xu hướng nhanh chóng…

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH

 

Sinh viên ngành Thương mại điện tử chụp ảnh lưu niệm cùng các chuyên gia tại hội thảo chuyên đề

 

Môi trường học tập

 

Với định hướng đào tạo ứng dụng, Khoa Tài chính – Thương mại GDU đã đầu tư hệ thống cơ sở vật chất nhằm đáp ứng các yêu cầu đào tạo sinh viên ở mức tốt nhất, đặc biệt chú trọng đến việc ứng dụng các thiết bị công nghệ thông tin trong giảng dạy nhằm giúp người học được trang bị toàn diện các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn. Có thể kể đến như:

 

  • Các phòng học lý thuyết được trang bị khang trang, hiện đại đáp ứng nhu cầu tương tác giảng viên và người học;
  • Các trung tâm thực hành mô phỏng kế toán, thị trường chứng khoán ảo, mô phỏng đầu tư tài chính giúp sinh viên sớm tiếp cận và xử lý các tình huống thực tế;
  • Phóng máy tính được trang bị nhiều loại phần mềm kế toán, tài chính, … giúp sinh viên có thể thao tác công việc với nhiều giao diện khác nhau của phần mềm;
  • Trung tâm mô phỏng ngân hàng GDU Bank được thiết kế, bố trí theo mô hình của một ngân hàng hoàn chỉnh: khu vực đón khách, bàn làm việc giao dịch viên, … giúp sinh viên sớm làm quen với môi trường làm việc tương lai của mình và thực hành chuyên môn;
  • Khoa Tài chính – Thương mại định hướng kết hợp chương trình đào tạo giữa thực tiễn và môi trường học tập hiện đại nhằm rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành, giúp sinh viên sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu công việc ở doanh nghiệp, ngân hàng trong thời đại công nghệ hiện đại ngay sau khi tốt nghiệp.

 

Chi tiết khung chương trình đào tạo ngành Thương mại điện tử: XEM TẠI ĐÂY