Các thuật ngữ đại học tân sinh viên GDU cần biết!

Các thuật ngữ đại học tân sinh viên GDU cần biết!

Lượt xem: 1052

    Từ THPT lên Đại học là bước chuyển giao mạnh mẽ về môi trường học tập. Nhằm giúp các bạn sinh viên tránh khỏi bỡ ngỡ, Trường Đại học Gia Định (GDU) sẽ giới thiệu một số thuật ngữ thông dụng mà bạn cần biết để có thể chủ động sắp xếp các kế hoạch học tập của mình.

     

     

    Không khó để hiểu những thuật ngữ tại bậc Đại học. Tuy nhiên, nếu không để ý, nguy cơ mất điểm oan hoặc chậm ra trường cũng rất dễ xảy ra. Nắm chắc 5 thuật ngữ thông dụng dưới đây K15 GDU nhé:

     

    Tín chỉ: là đơn vị đo thời lượng của môn học.

     

    Ở GDU, chương trình đào tọa đại học được thiết kế với nội dung tinh gọn và thời lượng ngắn với 3 năm (8 học kỳ/120 tín chỉ). Tuy theo chuyên ngành, 1 môn học sẽ có 2 - 4 tín chỉ.

     

    Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 - 90 giờ thực hành tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệp

     

    Học vượt: học tất cả các môn sớm hơn chương trình đào tạo. 

     

    GDU áp dụng phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Các bạn sinh viên được quyền học vượt để rút ngắn thời gian học của mình, cũng như được tự sắp xếp môn học trong học kỳ sao cho hợp lý, cân đối với kế hoạch phát triển cá nhân.

     

    • Chính vì vậy, các GDU-ers đừng ngại nhờ sự cố vấn của các thầy cô phòng đào tạo để có kế hoạch học tập khoa học hiệu quả nhất nhé!

    Thực tập: là học phần trải nghiệm thực tế bắt buộc mà sinh viên phải thực hiện trước khi ra trường. 

     

    Với phương châm đào tạo gắn liền với thực tiễn, sinh viên GDU có cơ hội được kiến tập, thực tập, làm việc với các doanh nghiệp mà trường liên kết đào tạo ngay từ năm nhất. Điều này giúp sinh viên sớm làm quen với thực tế chứ không còn là lý thuyết nữa. Đây là điều quan trọng để những sinh viên mới ra trường không bị ngợp bởi môi trường làm việc thực tế.

     

    Khóa luận: là công trình nghiên cứu khoa học có đề tài liên quan đến chuyên ngành nào đó, được thực hiện bởi sinh viên năm cuối. Các bạn sinh viên GDU sẽ được thực hiện khóa luận tốt nghiệp dưới sự cố vấn của các giảng viên có chuyên môn cao, nhằm giúp các bạn sinh viên hệ thống hóa các kiến thức và kỹ năng đã học. Từ đó, các bạn vận dụng nghiên cứu, sáng tạo của mình để thực hiện nên đề tài khoa học mang tính đúng đắn và ứng dụng cao cho xã hội.

     

    Điểm rèn luyện: là điểm tham gia hoạt động học thuật hoặc phong trào thi đua ở trường, dùng để đánh giá đạo đức, tác phong, tuân thủ nội quy nhà trường, pháp luật nhà nước, các hoạt động của sinh viên. 

     

    Ở GDU, sinh viên có thể tăng điểm rèn luyện nhằm duy trì hạnh kiểm tốt và đạt được các chương trình học bổng bằng cách: tham gia các CLB, hội thảo khoa học, hoạt động ngoại khóa, những buổi sinh hoạt chuyên đề do nhà trường tổ chức,...

     

    Hy vọng sau khi kham khảo bài viết này, các GDU-ers đã hiểu thêm những kiến thức về tín chỉ, học vượt, thực tập, khóa luận và điểm rèn luyện. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết Giải mã thuật ngữ tiếp theo nhé! 

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Bài viết khác

    Các trường Đại học liên kết

    Đối tác GDU

    Kết nối với GDU

    icon đăng ký Đăng ký Xét tuyển trực tuyến ...