Ngành Truyền thông đa phương tiện

Ngành Truyền thông đa phương tiện

Truyền thông đa phương tiện hiện đang là ngành “hot” với các bạn trẻ ưa khám phá, năng động và sáng tạo trong công nghệ thông tin và truyền thông. Truyền thông đa phương tiện xây dựng nên những sản phẩm trong lĩnh vực truyền thông như truyền hình, phát thanh, báo điện tử, game, điện ảnh, hoạt hình.

 

 

Sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện mang phim công chiếu tại sự kiện mang tên “Dấu Ấn”, diễn ra tại rạp Lotte Cinema Gò Vấp

 

Thông tin cơ bản về chương trình đào tạo

 

Cử nhân ngành Truyền thông đa phương tiện – Trường Đại học Gia Định là một chương trình giảng dạy toàn diện bao gồm các môn học cơ sở ngành và chuyên ngành đa dạng về truyền thông, nghiên cứu truyền thông, truyền hình, báo chí, sản xuất video, các nghiên cứu và thực hành trong đa phương tiện, phương tiện tương tác, truyền thông và công nghệ mới.

 

Các giảng viên tham gia vào quá trình học ngành Truyền thông đa phương tiện của sinh viên ngoài việc truyền tải kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tế thì còn là những người dẫn đường đầy trách nhiệm, những cố vấn đáng tin cậy nhằm giúp sinh viên định hướng đúng đắn vai trò, sứ mệnh của người làm truyền thông cũng như phân tích được sức mạnh và vị trí của các phương tiện truyền thông truyền thống và truyền thông mới từ các quan điểm khác nhau về xã hội, lịch sử, văn hóa, kinh tế và ý thức hệ.

 

Việc học tập ngành Truyền thông đa phương tiện sẽ giúp sinh viên nằm ở trung tâm của cuộc cách mạng công nghệ và đúc rút cho mình từ những tiềm năng tốt nhất cũng như những công nghệ mới nhất, trở thành những ‘story-teller’ (người kể chuyện) tài ba kể những câu chuyện hấp dẫn trên mọi nền tảng truyền thông đa phương tiện. Từ các kênh truyền thông phát sóng, trực tuyến, đến các thiết bị di động và xã hội: Bạn sẽ luôn sẵn sàng để viết, chụp ảnh, quay, chỉnh sửa và sản xuất những câu chuyện mang tính thông tin, giải trí và thu hút.

 

Chương trình giảng dạy của ngành Truyền thông đa phương tiện vượt ra ngoài việc đào tạo các công việc truyền thống trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình, điện ảnh… để hướng sinh viên đến một thế giới nội dung kỹ thuật số trực tuyến.

 

Với những chuyên gia đầu ngành, ngành Truyền thông đa phương tiện – Trường Đại học Gia Định cung cấp một phương pháp tiếp cận thực hành, nơi các kỹ năng được học bằng cách thực hiện thực tế. Có sự nhấn mạnh vào việc giao tiếp hiệu quả giữa các cá nhân và đại chúng, cũng như tập trung vào các kỹ năng mà sinh viên có thể sử dụng ngay lập tức. Sinh viên có thể sản xuất nội dung của riêng mình và kết nối với thế giới số theo cách tối ưu với hành trang kiến thức – kỹ năng – kinh nghiệm không thể đầy đủ hơn!

 

 

Sinh viên khoa Truyền thông số tham gia chương trình “Chia sẻ về nền tảng và ứng dụng của nội dung số đa phương tiện” với sự chia sẻ của Giáo sư Jong-Sheng Chernge - Trưởng phòng Phòng Nội dung số đa phương tiện của Trường Đại học Da-Yeh, Đài Loan

 

Vị trí nghề nghiệp sau tốt nghiệp

 

- Cử nhân ngành Truyền thông đa phương tiện có thể làm việc tại các cơ quan báo chí – truyền thông, các công ty, tổ chức truyền thông, các trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu ở các vị trí Chuyên viên/ Trưởng phòng/ Giám đốc với các công việc:

 

  • Thiết kế nội dung.
  • Xây dựng, phát triển thương hiệu.
  • Sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình, truyền thông trực tuyến.
  • Truyền thông đa phương tiện.
  • Dự án truyền thông đa phương tiện.
  • Truyền thông.
  • Quản trị các kênh truyền thông trực tuyến.
  • Biên tập viên báo chí, quảng cáo.
  • Đối ngoại và quan hệ công chúng.
  • Marketing trực tuyến.
  • Tổ chức/ quản lý sự kiện.
  • Nghiên cứu, giảng dạy tại các tổ chức giáo dục.

 

Những tố chất cần có khi theo học

 

  • Sáng tạo, nhạy bén với cái mới.
  • Chăm chỉ, ham học hỏi.
  • Có khả năng viết lách, năng khiếu về thẩm mỹ.

 

Chi tiết khung chương trình đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện: XEM TẠI ĐÂY

Các trường Đại học liên kết

Đối tác GDU

Kết nối với GDU