GDU-ers khám phá “trang sử” của nền văn minh Phù Nam
Lượt xem: 258Vương quốc Phù Nam là một quốc gia cổ nổi tiếng ở khu vực châu Á và Phù Nam là một trong những nền văn minh luôn thôi thúc những người nghiên cứu lịch sử, văn hóa phương Đông khám phá.
Khoa Khoa học xã hội & Ngôn ngữ Trường Đại học Gia Định (GDU) đã tổ chức thành công talkshow “Giao lưu văn minh phương Đông và phương Tây qua di sản văn minh Phù Nam” cho sinh viên ngành Đông Phương học.
Sáng ngày 7/6, Khoa Khoa học xã hội & Ngôn ngữ Trường Đại học Gia Định (GDU) đã tổ chức thành công talkshow “Giao lưu văn minh phương Đông và phương Tây qua di sản văn minh Phù Nam” cho sinh viên ngành Đông Phương học. Chương trình được tổ chức nhằm trang bị, bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu cho sinh viên ngành Đông phương học GDU, tạo điều kiện để các bạn học hỏi và giao lưu cùng các chuyên gia.
Chương trình có sự tham gia chia sẻ của PGS.TS Đặng Văn Thắng - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh. Được biết PGS.TS Đặng Văn Thắng là chuyên gia trong lĩnh vực khảo cổ, văn hóa, lịch sử phương Đông.
Về phía Trường Đại học Gia Định có sự tham dự của TS Nguyễn Văn Hiến – Phó Hiệu trưởng Nhà trường, TS Nguyễn Thị Lệ Mỹ - Trưởng khoa Khoa Khoa học xã hội & Ngôn ngữ, ThS Trần Thái Thông – Phó Trưởng khoa Khoa Khoa học xã hội & Ngôn ngữ và Quý Thầy Cô của Khoa.
Những hình ảnh, thông tin về các hiện vật gắn liền với vương quốc cổ Phù Nam được diễn giả chia sẻ cùng sinh viên.
Tại chương trình, những hình ảnh, thông tin về các hiện vật gắn liền với vương quốc cổ Phù Nam được diễn giả chia sẻ cùng sinh viên. Gắn liền với vương quốc cổ Phù Nam là một nền văn hóa Óc Eo rực rỡ, từng tỏa sáng trong lịch sử và có nhiều đóng góp vào văn hóa vùng Đông Nam Á nói chung, văn hóa dân tộc Việt Nam trong lịch sử nói riêng. Ngoài ra, trong khuôn khổ chương trình, các bạn sinh viên cũng tích cực đưa ra các câu hỏi dành cho khách mời về nền văn minh cổ Phù Nam và nhận được những giải đáp chuyên sâu từ diễn giả.
Cuối chương trình, PGS.TS Đặng Văn Thắng chia sẻ câu nói mà Thầy yêu thích “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền” nhằm mong muốn nhắn nhủ với các bạn sinh viên hãy nỗ lực để đạt đến mục đích của chính bản thân mình. Bởi lẽ lĩnh vực văn hóa, lịch sử chưa bao giờ là dễ dàng và các bạn cần có đủ đam mê, nỗ lực để theo đuổi đến cùng.