GREAT STUDENT - GREAT UNIVERSITY: Gỡ rối trăm điều khó từ series "Gặp gỡ Giám đốc chương trình các ngành" tại GDU

GREAT STUDENT - GREAT UNIVERSITY: Gỡ rối trăm điều khó từ series "Gặp gỡ Giám đốc chương trình các ngành" tại GDU

Lượt xem: 414

    Trong quá trình "học nghề" để tạo "sự nghiệp", Giám đốc chương trình của các ngành học tại Trường Đại học Gia Định chính là người đồng hành gần gũi nhất, theo dõi sát sao và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên.

     

    Cái "nghề" và cái "nghiệp" là hai thứ luôn đi đôi với nhau không thể tách rời. Bởi muốn có sự nghiệp như ý, chúng ta cần xác định trước cái nghề mà mình theo đuổi. Vậy hãy để Giám đốc chương trình của các ngành gỡ rối cho các bạn tại series "Gặp gỡ Giám đốc chương trình các ngành tại GDU nhé!

     

     

    Nhận diện người quen: Đọc - Hiểu về ngành

     

     

    Bạn nghĩ rằng những thông tin được tư vấn về ngành nghề trong các chương trình hướng nghiệp là đủ để hiểu về một ngành nào đó? Câu hỏi mà GDU nhận được khá nhiều khi các tân sinh viên bước vào giảng đường là: "Liệu em có thể chuyển ngành không nếu trong khi học em cảm thấy không hợp?". 

     

    Vì vậy, chuỗi chương trình gặp gỡ Giám đốc các ngành thuộc 3 khoa Công nghệ thông tin, Khoa học Xã hội - Ngôn ngữ, Kinh tế - Quản trị sẽ giúp các bạn hiểu hơn về ngành học đã chọn. Giám đốc chương trình hay điều phối chương trình là những thầy cô chịu trách nhiệm lên kế hoạch đào tạo, chương trình đào tạo cho sinh viên, quản lý và đảm bảo cập nhật chương trình phù hợp với xu hướng.

     

    Điểm lại một chút, trong series "Gặp gỡ Giám đốc chương trình các ngành" tại GDU, chúng ta đã gặp TS. Nguyễn Mai Phương - Giám đốc chương trình ngành Truyền thông đa phương tiện, Th.S Đỗ Văn Mạnh - điều phối chương trình ngành Công nghệ thông tin, Th.S Nguyễn Đình Quang - điều phối chương trình ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Th.S Lưu Phương Nhật Thùy - Giám đốc chương trình ngành Luật,... và gần đây nhất là Th.S Phạm Tấn Thông - Giám đốc chương trình ngành Đông phương học. 

     

    Từ đây, sinh viên bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về khái niệm, nguyên tắc, tiềm năng phát triển của ngành học tại Việt Nam và trên toàn cầu ở hiện tại và trong tương lai. Nhờ vậy, GDU-ers có thể vẽ nên một bức tranh nghề nghiệp cụ thể để đặt mục tiêu rõ hơn cho hành trình sinh viên của mình.

     

    Gặp gỡ doanh nghiệp: ''Biết tuốt'' về nghề  

     

     

    Sau khi hiểu về ngành qua các Giám đốc, điều phối chương trình thì GDU-ers sẽ được nghe đại diện doanh nghiệp kể chuyện nghề. "Nghìn lẻ một" câu chuyện từ kỹ năng cần có, kiến thức cần nắm cho đến chuyện thực tập của sinh viên đều được doanh nghiệp tư vấn tất tần tật.

     

    Đây đều là những đại diện hoặc Giám đốc nhân sự của các doanh nghiệp ưu tín được nhà trường mời tham gia như Công ty Giải pháp Sáng kiến 1C, Công ty TNHH MTV TM-DV XNK Vin Vi, Công ty Luật SBLaw chi nhánh tại TP.HCM, Khách sạn JWW Marriott Phu Quoc Emerald Bay, Công ty TNHH Nhà hàng Blanchy Tash.

     

    Tiến sĩ Lưu Thị Thanh Mai - Giám đốc Công ty TNHH MTV TM-DV XNK Vin Vi cho biết: "Cơ hội việc làm của ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng vô cùng lớn. Bởi hoạt động Logistics và quản lý chuỗi cung ứng đang được coi như "xương sống" thúc đẩy giao thương bền vững giữa doanh nghiệp các quốc gia với nhau, đảm bảo cho dòng chảy hàng hóa được lưu thông liên tục và đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa dịch vụ, phát triển kinh tế".

     

    Đã hiểu về ngành, đã thấm chuyện nghề nhưng bài học đáng nhớ nhất không chỉ có bài học trên giảng đường mà còn là trải nghiệm thực tế hay những lần tự sửa chữa sau những sai lầm của tuổi trẻ. GDU-ers hãy nạp thật nhiều năng lượng để sẵn sàng xây dựng sự nghiệp nhé!

     

    ''Phê'' cùng tuổi trẻ: Bạn sẵn sàng chưa?  

     

     

    Tuổi trẻ là những chuyến đi mà một khi đã đi thì phải trải nghiệp thật "phê". Các doanh nghiệp luôn sẵn sàng chào đón các thực tập sinh, công tác viên là sinh viên bởi người trẻ bản lĩnh luôn mang lại làn gió mới, những ý tưởng độc đáo. 

     

    Nếu ngại việc thực tập sớm, GDU-ers có thể tìm đến việc làm thêm thông qua sự hỗ trợ của Trung tâm Trải nghiệm - Việc làm Sinh viên. Ở mọi công việc, chúng ta sẽ học được rất nhiều về kỹ năng mềm, kỹ năng sống, nâng cao khả năng ứng xử và giao tiếp hay kỹ năng xử lý tình huống. 

     

    Anh Huỳnh Văn Thanh - Giám đốc Tuyển dụng Công ty TNHH Aoi Việt Nam chia sẻ: "Sinh viên ngành Đông phương học được học ngoại ngữ tất cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ở trường nhưng để thực hành tốt thì phải có môi trường thực tế để các bạn rèn luyện. Qua kinh nghiệm tuyển dụng nhiều năm ở công ty Nhật Bản, anh đã gặp nhiều bạn đều đọc, viết, nghe tốt nhưng còn gặp trở ngại khi giao tiếp với người nước ngoài. Nên nếu muốn làm việc ở các công ty du học hay xuất khẩu lao động, doanh nghiệp lớn hay nhỏ, bên cạnh kiến thức chuyên ngành thì ưu tiên hàng đầu là ngôn ngữ tốt".

     

    Như đã nói ở trên, "nghề" và "nghiệp" luôn đi cùng với nhau như đôi bạn thân. Trường Đại học Gia Định luôn tạo cơ hội cho các bạn giao lưu với người anh, người chị "tiền bối" trong ngành qua các buổi tọa đàm, giao lưu, kiến tập và thực tập. Đừng ngại trải nghiệm, bởi bạn sẽ "nghiệm" ra nhiều thứ sau khi "trải đấy".

     

    Bài viết khác

    Các trường Đại học liên kết

    Đối tác GDU

    Kết nối với GDU

    icon đăng ký Đăng ký Xét tuyển trực tuyến ...