Nhóm ngành đón đầu xu hướng genz 

Nhóm ngành đón đầu xu hướng genz 

Lượt xem: 73

    Luật, Logistics, Truyền thông đa phương tiện... được xem là nhóm ngành đón đầu xu thế, bắt kịp sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của thị trường lao động. 

     

    Số hóa là xu hướng tất yếu 

     

    Thị trường lao động hiện nay đang bị chuyển biến mạnh mẽ bởi công nghệ cùng các xu hướng của xã hội. Sự tiến bộ vượt bậc của AI gây ra nhiều xáo trộn, nó đã, đang và sẽ tác động đến thị trường lao động của nước ta. 

     

    Báo cáo nghề nghiệp tương lai do Diễn đàn Kinh tế Thế giới thực hiện năm 2023 dự đoán, trong 5 năm tới, thị trường lao động mất 23% việc làm, 44% kỹ năng của người lao động sẽ bị thay đổi. 

     

    Thực tế, nhiều nghề trước đây rất “hot” nhưng đang dần lỗi thời, ít dư địa phát triển hay bị thay thế bởi công nghệ. Do đó, nếu chỉ dựa theo sở thích và chọn ngành nghề xã hội không còn nhu cầu sẽ gây ra rủi ro rất lớn. 

     

     

     

    Chọn được ngành học phù hợp là bước chuẩn bị đầu tiên cho tương lai.

     

    Có thể thấy, việc chọn ngành học, trường học, học sinh thường phải “đặt lên bàn cân” dựa trên nhiều tiêu chí như sở thích, xu thế thị trường, sự phù hợp với học lực hay tính cách… 

     

    Tiến sĩ Mai Đức Toàn - Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh Truyền thông, trường Đại học Gia Định (GDU), TP.HCM cho biết, mỗi người có các nguyên tắc lựa chọn ngành nghề riêng nhưng để định hướng đúng, nhất định phải có tầm nhìn về triển vọng của ngành nghề, ít nhất là trong 5 năm sắp tới. 

     

    Chia sẻ quan điểm của mình, chuyên gia Vũ Thái Hà – Giám đốc vận hành eDoctor nhận định, cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang vận động hướng đến một đích đến là xã hội số. 

     

    Theo bà, đây là điều cần cân nhắc khi lựa chọn ngành nghề phù hợp. Bởi lẽ, chọn đúng ngành nghề và nắm bắt trúng trào lưu của xã hội, xu hướng của các ngành công nghiệp đang hiện hữu, người trẻ sẽ có cơ hội tham gia vào thị trường lao động hiệu quả hơn, đóng góp cho xã hội nhiều hơn. 

     

     

    Nhóm ngành Luật, Logistics, Truyền thông đa phương tiện... luôn đón đầu xu hướng.

     

    Cùng quan điểm, ông Bùi Minh Hiếu - Giám đốc công ty Hạ Long cho biết, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng số hóa đặt ra nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức, buộc người lao động và doanh nghiệp sẵn sàng thay đổi để thích ứng và thành công. 

     

    "Trong vai trò nhà tuyển dụng, chúng tôi sẽ ưu tiên những nhân sự có hiểu biết và kỹ năng công nghệ số. Sinh viên chủ động trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng đó sẽ tạo lợi thế cạnh tranh”, ông Hiếu nói. 

     

    Những ngành không sợ lỗi thời 

     

    Luật từ trước tới nay luôn được coi là ngành học bền vững. Bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào muốn hoạt động và phát triển đều phải tuân thủ quy định pháp luật, do đó bộ phận pháp chế giống được ví như “kiềng ba chân”. 

     

    Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hội nhập quốc tế với nhiều vấn đề pháp lý phức tạp, nhu cầu lực lượng nhân lực ngành Luật có chuyên môn và kỹ năng hành nghề là rất lớn. 

     

    Bên cạnh Luật, Logistics được đánh giá là một trong những ngành phát triển mạnh mẽ, ổn định nhất tại Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 14-16%/năm. 

     

     

    “Phiên tòa giả định” là hoạt động thường xuyên của sinh viên ngành Luật trường Đại học Gia Định.

     

    Theo các kết quả dự báo của Viện Nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam, đến năm 2030, ngành logistics cần bổ sung 2,2 triệu nhân lực, khiến ngành học này luôn hấp dẫn thí sinh đăng ký. 

     

    Truyền thông đa phương tiện cũng là ngành dẫn đầu xu hướng chọn ngành của các bậc phụ huynh và học sinh, liên tục đứng top đầu danh sách đăng ký xét tuyển, nhất là tại trường Đại học Gia Định. 

     

    Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và các nền tảng số thúc đẩy nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này. Giới trẻ cũng đặc biệt ưa thích công việc truyền thông bởi sự năng động, sáng tạo, cơ hội thể hiện bản thân và tiếp cận với công nghệ mới. 

     

    Ông Nguyễn Tuấn Anh - Giám đốc một agency tại TP.HCM tiết lộ, mức lương dành cho sinh viên mới ra trường mảng truyền thông dao động trên dưới 10 triệu đồng, có thể tăng sau 2-3 năm kinh nghiệm. 

     

     

    Thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến tại: https://xettuyen.giadinh.edu.v... hoặc liên hệ về Tổng đài tư vấn hướng nghiệp (0961121018 - 0962121018 - 0862121018) của trường Đại học Gia Định để được giải đáp thắc mắc.

     

    3 ngành học trên được coi là “tấm vé vàng” vào tương lai bởi các lợi thế sẵn có về tiềm năng phát triển. Nhưng chọn nghề là chưa đủ. Áp lực cạnh tranh từ thị trường lao động cũng đòi hỏi sinh viên trau dồi chuyên môn và trang bị đúng kỹ năng để tạo lợi thế từ sớm. 

     

    Đón đầu xu hướng đó, năm 2024, trường Đại học Gia Định mở thêm 4 ngành mới, gồm: Công nghệ truyền thông, công nghệ tài chính, luật kinh tế, kinh doanh thương mại, với mức học phí dao động 10 – 13 triệu. 

     

    Trường xét tuyển theo 3 phương thức: Kết quả học bạ THPT, kết quả thi tốt nghiệp THPT, kết quả thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM. 

     

    Đối với phương thức xét kết quả học bạ THPT, thí sinh cần có tổng điểm trung Bình HKI, HKII lớp 11 và HKI lớp 12 đạt từ 16.5 điểm. 

     

    Năm nay, trường Đại học Công thương TP.HCM bắt đầu tuyển sinh và đào tạo ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng. 

     

    Trường Đại học Mở TP.HCM cũng mở thêm 3 ngành mới, gồm: Trí tuệ nhân tạo, bảo hiểm, công nghệ tài chính. 

     

    Theo Báo Công lý

     

    Các trường Đại học liên kết

    Đối tác GDU

    Kết nối với GDU

    icon đăng ký Đăng ký Xét tuyển trực tuyến ...