Những ngành học sinh viên không lo lỗi thời, ra trường có việc làm ngay 

Những ngành học sinh viên không lo lỗi thời, ra trường có việc làm ngay 

Lượt xem: 115

    Nhu cầu lớn từ thị trường lao động và cơ hội nghề nghiệp rộng mở khiến nhiều ngành học trở thành lựa chọn hàng đầu và nhận được sự quan tâm lớn từ học sinh, phụ huynh khi đăng ký xét tuyển vào đại học. 

     

    Chọn ngành cần có tầm nhìn

     

    Đứng trước quyết định chọn ngành học, trường học, học sinh thường phải “đặt lên bàn cân” nhiều tiêu chí như sở thích, xu thế thị trường, sự phù hợp với học lực hay tính cách… Đưa ra lời khuyên cho các bạn thí sinh về việc chọn ngành phù hợp, chuyên gia hướng nghiệp - Tiến sĩ Mai Đức Toàn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh Truyền thông, Trường Đại học Gia Định (GDU) cho biết: “Mỗi người có các nguyên tắc lựa chọn riêng, nhưng để định hướng đúng, nhất định phải có tầm nhìn về triển vọng của ngành nghề, ít nhất là trong 5 năm sắp tới”. 

     

    Báo cáo Nghề nghiệp tương lai do Diễn đàn Kinh tế Thế giới thực hiện năm 2023 đã dự đoán, trong 5 năm tới, thị trường lao động mất 23% việc làm, và 44% kỹ năng của người lao động sẽ bị thay đổi. Theo phân tích và dự báo xu thế của thị trường là nguyên tắc không thể thiếu để có quyết định hướng nghiệp trọn vẹn. Thực tế đã chứng minh nhiều nghề dù trước đây rất “hot” nhưng cũng đang dần lỗi thời, ít dư địa phát triển hay bị thay thế bởi công nghệ. Nếu chỉ dựa theo sở thích và chọn ngành nghề xã hội không còn nhu cầu sẽ gây ra rủi ro rất lớn. 

     

    “Đây là một thực tế cần đối mặt và thích ứng, đòi hỏi định hướng đúng ngay từ bước chọn ngành. Các em nên hướng tới các nghề có xu hướng tăng trưởng, đem lại cơ hội phát triển bền vững, từ đó trang bị đúng chuyên môn và kỹ năng để tạo lợi thế cạnh tranh từ sớm”, Tiến sĩ Mai Đức Toàn nhấn mạnh. 

     

     

    Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam giao lưu cùng sinh viên GDU. Ảnh: Xuân Trường

     

    Những ngành học không sợ lỗi thời 

     

    Theo Tiến sĩ Mai Đức Toàn, ngành Luật từ trước tới nay luôn được coi là ngành học bền vững. Bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào muốn hoạt động và phát triển đều phải tuân theo quy định pháp luật, do đó bộ phận pháp chế giống như “kiềng ba chân”. Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hội nhập quốc tế với nhiều vấn đề pháp lý phức tạp, nhu cầu lực lượng nhân lực ngành Luật có chuyên môn và kỹ năng hành nghề là rất lớn. 

     

    Bên cạnh đó, ngành Logistics được đánh giá là một trong những ngành phát triển mạnh mẽ, ổn định nhất tại Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 14-16%/năm. Theo các kết quả dự báo của Viện Nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam, đến năm 2030, ngành logistics cần bổ sung 2,2 triệu nhân lực, khiến ngành học này luôn hấp dẫn thí sinh đăng ký. 

     

     

    Sinh viên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trao đổi cùng doanh nghiệp tại Triển lãm quốc tế Logistics Việt Nam 2023. Ảnh: Xuân Trường

     

    Cuối cùng là ngành Truyền thông đa phương tiện cũng là ngành dẫn đầu xu hướng chọn ngành của các bậc phụ huynh và học sinh, liên tục đứng top đầu danh sách đăng ký xét tuyển tại các trường đại học. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và các nền tảng số thúc đẩy nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này. Giới trẻ cũng đặc biệt ưa thích công việc truyền thông bởi sự năng động, sáng tạo, cơ hội thể hiện bản thân và tiếp cận với công nghệ mới. 

     

    Ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc một agency tại TP.HCM tiết lộ, mức lương dành cho sinh viên mới ra trường mảng truyền thông dao động trên dưới 10 triệu đồng, có thể tăng sau 2-3 năm kinh nghiệm. Vị trí trưởng phòng quan hệ công chúng, truyền thông của doanh nghiệp có mức lương từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng/tháng. 

     

    Học từ thực tiễn để mài sắc kỹ năng 

     

    3 ngành học trên được coi là “tấm vé vàng” vào tương lai bởi các lợi thế sẵn có về tiềm năng phát triển. Nhưng chọn nghề là chưa đủ. Áp lực cạnh tranh từ thị trường lao động cũng đòi hỏi sinh viên trau dồi chuyên môn và trang bị đúng kỹ năng để tạo lợi thế từ sớm. 

     

    Chia sẻ về kinh nghiệm đào tạo các ngành học trên, ThS. Luật sư Trịnh Hữu Chung, Phó Hiệu trưởng GDU cho biết: “Chúng tôi định hướng đào tạo sinh viên chắc kiến thức, vững chuyên môn, tác phong chuyên nghiệp và đáp ứng nhu cầu thực tiễn”. 

     

    Sinh viên trường được học qua thực tiễn và có cơ hội thực chiến với nghề từ sớm thông qua các buổi kiến tập, đi thực tế, tham gia workshop, hội thảo cùng chuyên gia… Cuộc thi Phiên toà giả định là một “đặc sản” của trường mà sinh viên ngành Luật rất yêu thích. Đây là hoạt động mô tả lại các vụ án và phiên xét xử. Sinh viên được thử điều hành một phiên toà, tham gia với vai trò thẩm phán, luật sư,... 

     

     

    “Phiên tòa giả định” là hoạt động thường xuyên của sinh viên ngành Luật GDU. Ảnh: Xuân Trường

     

    Với ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, trường cũng tổ chức thường xuyên các buổi kiến tập, tham quan thực tế tại cảng. “Tận mắt chứng kiến các quy trình làm việc ở ngay tại cảng biển giúp cho em có góc nhìn tổng quát hơn về định hướng công việc của bản thân”, Huỳnh Thị Ánh Tuyết, sinh viên năm 3, chia sẻ sau buổi kiến tập tại cảng Cát Lái, được trực tiếp tìm hiểu quá trình trung chuyển, giao nhận, chứng từ. 

     

    Nhà trường cũng tạo điều kiện để sinh viên truyền thông quay phim, chụp ảnh, viết tin bài, tham quan phim trường, tòa soạn báo,… Đặc biệt, các bạn tự tổ chức sự kiện, làm phim, phóng sự, chương trình truyền hình trực tiếp… Gần đây, “Dấu ấn" là một sự kiện gây tiếng vang do Khoa Truyền thông số Trường Đại học Gia Định tổ chức. Tại sự kiện này, hai phim ngắn điện ảnh, hai chương trình truyền hình, bốn TVC/clip viral của sinh viên Truyền thông đa phương tiện nhận được sự đón nhận nồng nhiệt khi công chiếu tại rạp. 

     

    "Với định hướng đào tạo theo hướng ứng dụng và thực hành, chúng tôi tạo cơ hội cho sinh viên được học bằng trải nghiệm, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai, đáp ứng yêu cầu từ thị trường trong nước và quốc tế", ThS. Luật sư Trịnh Hữu Chung chia sẻ. 

     

     

    Sinh viên Truyền thông đa phương tiện “lần đầu” đưa phim ra rạp công chiếu. Ảnh: Xuân Trường

     

    Năm 2024, Trường Đại học Gia Định xét tuyển theo 3 phương thức: Xét kết quả học bạ THPT, xét kết quả thi Tốt nghiệp THPT, xét kết quả thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM. Trong đó đối với phương thức xét kết quả học bạ THPT, thí sinh cần có tổng điểm trung bình HKI, HKII lớp 11 và HKI lớp 12 đạt từ 16.5 điểm. Thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến tại: https://xettuyen.giadinh.edu.vn. 

     

    Theo Báo Lao động Thủ đô

    Các trường Đại học liên kết

    Đối tác GDU

    Kết nối với GDU

    icon đăng ký Đăng ký Xét tuyển trực tuyến ...