Trường Đại học Gia Định đào tạo thiết kế vi mạch 

Trường Đại học Gia Định đào tạo thiết kế vi mạch 

    Năm 2024, Trường Đại học Gia Định (GDU) mở thêm nhiều chuyên ngành mới ở đa dạng lĩnh vực trong đó có chuyên ngành Thiết kế vi mạch. 

     

     

    Theo khảo sát của Hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn Thành phố Hồ Chí Minh (HSIA), từ năm 2019 đến nay, mỗi năm, Việt Nam cần khoảng 1.000 kỹ sư ngành thiết kế vi mạch. 

     

    Các chuyên gia kinh tế cũng dự báo trong 5 năm tới, nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực chip bán dẫn sẽ cần 20.000 người và 10 năm tới nhu cầu nhân lực có thể là 50.000 người từ trình độ đại học trở lên. Nhu cầu về nhân lực không chỉ gói gọn trong thị trường trong nước mà còn thu hút ở các quốc gia lân cận. 

     

    Thiết kế vi mạch là ngành chuyên nghiên cứu, phát triển và chế tạo các chip điện tử, còn gọi là mạch tích hợp (IC - Integrated Circuit). Các vi mạch tích hợp này có thể chứa hàng triệu hoặc thậm chí hàng tỷ thành phần điện tử như transistor, điện trở, tụ điện, và nhiều thành phần khác trên một chip nhỏ. 

     

    Hiện nay, trong giai đoạn công nghệ phát triển và chuyển đổi số, thiết kế vi mạch trở thành lĩnh vực đầy triển vọng. Trong đó, TP HCM chiếm 53% tổng nhu cầu tuyển dụng Thế nhưng hiện nay nguồn nhân lực liên quan đến thiết kế vi mạch bán dẫn lại khá thấp so với nhu cầu sử dụng. Do đó, việc đầu tư phát triển đào tạo kỹ sư có trình độ, chuyên môn cao trong ngành thiết kế vi mạch là cần thiết cho quá trình hội nhập quốc tế. 

     

    Sinh viên theo học thiết kế vi mạch tại Trường Đại học Gia Định được đào tạo từ kiến thức cơ sở ngành bán dẫn, điện tử, máy tính, công nghệ thông tin đến các kiến thức chuyên ngành kỹ thuật thiết kế vi mạch, cùng kiến thức về kỹ năng mềm khác.  

     

    Xét tuyển ngay: https://xettuyen.giadinh.edu.vn 

     

    “Sinh viên sẽ được học các môn chuyên ngành như: lập trình thiết kế bằng Verilog, cơ sở điện tử và phân tích mạch, mạch số, thiết kế IC và VLSI, kiểm thử thiết kế vi mạch, thiết kế vi mạch trên FPGA,...”, TS Lê Mạnh Hải - Trưởng khoa Khoa Công nghệ thông tin cho biết. 

     

    Sinh viên GDU sẽ nắm vững kiến thức nền tảng và chuyên sâu về kỹ thuật thiết kế vi mạch để ứng dụng; có kỹ năng thiết kế, hiện thực hóa và đánh giá hệ thống, giải pháp của ngành thiết kế vi mạch. 

     

    Sau khi tốt nghiệp, các tân cử nhân thiết kế vi mạch có thể thiết kế, chế tạo vi mạch, đáp ứng yêu cầu về tính năng động, sáng tạo của nghề nghiệp. Với các kiến thức được đào tạo, các bạn cũng có thể ứng tuyển các vị trí kiểm tra, kiểm thử thiết kế và lĩnh vực liên quan đến thiết kế vật lý đang tăng cao. Ngoài ra, các công việc liên quan đến thiết kế logic, thiết kế số cũng là các vị trí mà doanh nghiệp đang “khát” nhân lực. 

     

     

    49 ngành/chuyên ngành đào tạo tại GDU

     

    Thí sinh có thể xét tuyển chuyên ngành Thiết kế vi mạch khi có điểm trung bình HKI lớp 11 + điểm trung bình HKII lớp 11 + điểm trung bình HKI lớp 12 từ 16.5 điểm. 

     

    Liên hệ Tổng đài tư vấn hướng nghiệp miễn phí: 0961 12 10 18 - 0962 12 10 18 - 0862 12 10 18 để được tư vấn 24/7.

    Các trường Đại học liên kết

    Đối tác GDU

    Kết nối với GDU

    icon đăng ký Đăng ký Xét tuyển trực tuyến ...