Trường Đại học Gia Định nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học về pháp luật năm 2025

Trường Đại học Gia Định nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học về pháp luật năm 2025

Lượt xem: 35

    Vừa qua, Trường Đại học Gia Định (GDU) đã tổ chức nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2025 với chủ đề “Tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) đến sự thay đổi hệ thống pháp luật Dân sự Việt Nam”. 

     

    Đề tài do PGS.TS. Bùi Kim Hiếu - Phó Trưởng Khoa, Khoa học Xã hội và Ngôn ngữ quốc tế, GDU làm chủ nhiệm; ThS.LS. Lưu Phương Nhật Thùy - Giám đốc Chương trình ngành Luật GDU làm thư ký. Nhóm nghiên cứu còn có sự tham gia của PGS.TS. Nguyễn Ngọc Anh Đào; TS.GVC. Trần Thị Ngọc Kim; ThS.NCS. Vũ Việt Tiến; ThS.NCS. Phạm Thị Diệu Hiền.

     

     

    Sự kiện nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học “Tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) đến sự thay đổi hệ thống pháp luật Dân sự Việt Nam” thu hút đông đảo chuyên gia tham dự.

     

    Hội đồng nghiệm thu gồm có TS. Nguyễn Vũ Lân - Phó Hiệu trưởng GDU, Chủ tịch hội đồng; TS. Phan Ái Nhi (Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM), Phản biện 1; ThS. Thẩm phán Bùi Sơn Hà (TAND huyện Củ Chi), Phản biện 2; PGS.TS. Phan Đình Khánh (GDU), Ủy viên; ThS. Nguyễn Trần Hoàng Quân (GDU), Thư ký.

     

    Hoàn thiện khung pháp lý phù hợp với AI

     

    Đề tài “Tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) đến sự thay đổi hệ thống pháp luật Dân sự Việt Nam” bao gồm bốn chương chính:

    - Chương 1. Khái quát chung về tác động của trí tuệ nhân tạo đối với sự phát triển của pháp luật dân sự. 

    - Chương 2. Pháp luật sở hữu trí tuệ về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo.

    - Chương 3. Pháp luật sở hữu trí tuệ đối với sáng chế và xác lập quyền tác giả liên quan đến trí tuệ nhân tạo.

    - Chương 4. Pháp luật về bảo hộ dữ liệu cá nhân trong bối cảnh phát triển trí tuệ nhân tạo.

     

     

    TS. Nguyễn Vũ Lân - Phó Hiệu trưởng GDU, đánh giá cao tính ứng dụng và thực tiễn của đề tài nghiên cứu khoa học lần này.

     

    Theo nhóm nghiên cứu, khác với các phương pháp truyền thống, trí tuệ nhân tạo tồn tại dưới dạng mô hình trong không gian ảo và chỉ tương tác cùng con người thông qua công cụ trung gian như máy tính. AI không tự tồn tại độc lập, mà luôn được tích hợp trên một thiết bị cụ thể, vận hành trong môi trường có tính tương tác cao.

     

    Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, AI đang trở thành yếu tố cốt lõi trong sự phát triển khoa học - công nghệ toàn cầu. Tại Việt Nam, lĩnh vực này không chỉ góp phần nâng cao năng suất lao động mà còn thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng vào các lĩnh vực như y tế, giáo dục, giao thông, công nghiệp,... góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia.

     

     

    PGS.TS. Bùi Kim Hiếu - Phó Trưởng Khoa Khoa học Xã hội và Ngôn ngữ Quốc tế GDU, là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học “Tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) đến sự thay đổi hệ thống pháp luật Dân sự Việt Nam”.

     

    Bên cạnh đó, sự phát triển của AI cũng mở ra nhiều thách thức về pháp lý, điển hình như: bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm do AI tạo ra, vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, bảo vệ dữ liệu cá nhân trong môi trường số,... Với khả năng tự học hỏi và phát triển, AI đặt ra câu hỏi về chủ thể sở hữu những sáng chế, phát minh do nó tạo ra - một thách thức chưa từng có tiền lệ, đòi hỏi hệ thống pháp luật phải kịp thời điều chỉnh.

     

     

    Giám đốc Chương trình ngành Luật, Khoa Khoa học Xã hội và Ngôn ngữ Quốc tế, GDU, là thư ký Hội đồng nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học “Tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) đến sự thay đổi hệ thống pháp luật Dân sự Việt Nam”.

     

    Đề tài có giá trị nghiên cứu và giảng dạy

     

    Qua quá trình tham luận, hội đồng nghiệm thu đã đánh giá đề tài đạt loại xuất sắc. Theo đó, TS. Nguyễn Vũ Lân - Chủ tịch hội đồng ghi nhận sự đầu tư nghiêm túc, bài bản của nhóm nghiên cứu, mang tính ứng dụng và thực tiễn cao. Đề tài “Tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) đến sự thay đổi hệ thống pháp luật Dân sự Việt Nam” cũng được cụ thể hóa bằng bốn công trình khoa học: hai bài báo quốc tế - hai bài đăng trong các tạp chí trong nước.

     

    “Đề tài đã giải mã hiệu quả nội dung trọng tâm, đồng thời các giải pháp kiến nghị cũng mang giá trị tham khảo cao. Có thể triển khai ứng dụng làm tài liệu nghiên cứu và giảng dạy cho khối ngành Luật tại nhà trường”, TS. Nguyễn Vũ Lân nhận xét.

     

     

    TS. Phan Ái Nhi (Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM), Phản biện 1, phát biểu.

     

    Ngoài ra, TS. Phan Ái Nhi (Phản biện 1) cho rằng: “Đây là hướng nghiên cứu mới, thiết thực, vừa có chiều sâu học thuật, vừa mang tính ứng dụng cao. Nhóm nghiên cứu đã thể hiện được năng lực chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn trong việc hoàn thành đề tài, góp phần thúc đẩy hoàn thiện pháp luật dân sự trong thời đại số”.

     

    ThS. Thẩm phán Bùi Sơn Hà (Phản biện 2) nhận định: “Đề tài đề cập đến vấn đề cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Việc phân tích tác động của AI ảnh hưởng tới pháp luật dân sự thể hiện tầm nhìn chiến lược, định hướng học thuật rõ ràng, nội dung được trình bày hệ thống, có phân tích so sánh với pháp luật quốc tế, cùng các kiến nghị hoàn thiện thiết thực”.

     

     

    ThS. Thẩm phán Bùi Sơn Hà (TAND huyện Củ Chi) phản biện 2 tham gia chia sẻ cùng hội đồng đánh giá đề tài.

     

    Không dừng lại ở đó, PGS.TS. Phan Đình Khánh cũng đánh giá cao tính cấp thiết và tính ứng dụng của đề tài, đồng thời đề xuất có thể chuyển giao cho các cơ quan chức năng để nghiên cứu, hoàn thiện khung pháp lý về AI nói chung, và pháp luật dân sự liên quan đến AI nói riêng.

     

     

    PGS.TS. Phan Đình Khánh đánh giá cao tính cấp thiết và tính ứng dụng của đề tài

     

    Hội đồng tiến hành nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2025 với chủ đề “Tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) đến sự thay đổi hệ thống pháp luật Dân sự Việt Nam” gồm có:

    TS. Nguyễn Vũ Lân - Phó Hiệu trưởng GDU, Chủ tịch hội đồng nghiệm thu đề tài.

    PGS.TS. Bùi Kim Hiếu - Phó Trưởng Khoa Khoa học Xã hội và Ngôn ngữ Quốc tế, GDU, chủ nhiệm đề tài.

    PGS.TS. Bùi Kim Hiếu - Phó Trưởng Khoa Khoa học Xã hội và Ngôn ngữ Quốc tế GDU, chủ nhiệm đề tài.

    ThS.LS. Lưu Phương Nhật Thùy - Giám đốc Chương trình ngành Luật, Khoa Khoa học Xã hội và Ngôn ngữ Quốc tế, GDU, thư ký đề tài.

    TS. Phan Ái Nhi (Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM), phản biện 1.

    ThS. Thẩm phán Bùi Sơn Hà (TAND huyện Củ Chi) phản biện 2.

    PGS.TS. Phan Đình Khánh, GDU.

     

    Phượng Cát

    Bài viết khác