“Tự hào một dải non sông Việt Nam” - Chuỗi sự kiện giàu giá trị nhân văn tại Trường Đại học Gia Định
Lượt xem: 31Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sinh viên Khoa Truyền thông số - Trường Đại học Gia Định (GDU) đã tổ chức chuỗi chương trình đặc biệt mang tên “Tự hào một dải non sông Việt Nam” với nhiều tiết mục đặc sắc, mang đậm giá trị nhân văn.
Chuỗi sự kiện "Tự hào một dải nôn sông Việt Nam" nhận được sự quan tâm đông đảo của các bạn sinh viên GDU.
Đây cũng chính là đồ án báo cáo tốt nghiệp của sinh viên khóa K16 Khoa Truyền thông số. Chuỗi sự kiện được đầu tư và chuẩn bị một cách chỉn chu, mang đến những tiết mục đặc sắc, mãn nhãn người xem.
ThS. LS Trịnh Hữu Chung - Phó Hiệu trưởng nhà trường phát biểu tại sự kiện.
Về phía nhà trường có sự hiện diện NGƯT. PGS. TS Thái Bá Cần - Hiệu trưởng Nhà trường; ThS. LS Trịnh Hữu Chung - Phó Hiệu trưởng Nhà trường; NGƯT. TS Nguyễn Văn Hiến - Phó Hiệu trưởng Nhà trường; TS Nguyễn Vũ Lân - Phó Hiệu trưởng Nhà trường; TS. Nguyễn Mai Phương - Trưởng Khoa Truyền thông số; ThS Đinh Thị Thảo - Giám đốc Chương trình ngành Quan hệ Công chúng; ThS Nguyễn Công Khanh; ThS Nguyễn Danh Tài - Giảng viên Khoa TTS; ThS Lê Phước Toàn Như - Giảng viên Khoa TTS; ThS. Phạm Phú Tuấn - Giảng viên Khoa TTS cùng Quý giảng viên - cán bộ nhân viên là lãnh đạo các Khoa/Phòng/Ban/Trung tâm tại GDU.
Sự kiện "Bài ca sinh viên" nằm trong chuỗi chương trình "Tự hào một dải non sông Việt Nam" được đầu tư chỉn chu, mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho người xem.
Về phía khách mời có sự tham gia ThS. Trần Thị Nhã Vy - Giảng viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; cô Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Giám đốc Minh Hoàng Group; Thầy Lê Ngọc Hiếu - Giảng viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; ông Đặng Quang Kiệt và bà Đặng Mỹ Như - Đại diện nhà tài trợ Guitar's Alex Đặng.
Không chỉ là hoạt động văn nghệ bổ ích, “Tự hào một dải non sông Việt Nam” còn là hành trình đưa sinh viên GDU bước vào không gian của lịch sử dân tộc thông qua âm nhạc, sân khấu, ký ức và cảm xúc. Chuỗi chương trình gồm 3 sự kiện lớn: “Bài ca sinh viên - Đi cùng năm tháng”, “Xin hát về Mẹ - Tổ quốc ơi!”, “Khải hoàn ca” được lồng ghép nghệ thuật với thông điệp một cách hài hòa, mang đậm tính nhân văn.
Chương trình "Tự hào một dải non sông Việt Nam" còn là hành trình đưa sinh viên GDU bước vào không gian lịch sử dân tốc qua không gian sân khấu, âm nhạc, ký ức và cảm xúc.
Ba chương trình - Ba cung bậc cảm xúc
Chương trình “Bài ca sinh viên - Đi cùng năm tháng” diễn ra ngày 27/4/202 đã đưa khán giả trở về các thời kỳ đầy biến động của lịch sử đất nước qua lăng kính sinh viên. Bằng các tiết mục âm nhạc, hòa cùng những hoạt cảnh giàu cảm xúc, người xem như được sống lại nhiều giai đoạn khác nhau. Sự kiện cũng mang đến thông điệp: “Dù ở thời điểm nào, sinh viên Việt Nam vẫn luôn mang trong mình sự nhiệt huyết, bản lĩnh và lý tưởng cống hiến cho cộng đồng”.
Chương trình "Bài ca sinh viên - Đi cùng năm tháng" đưa khán giả trở về thời kỳ biến động lịch sử qua lăng kính sinh viên và truyền tải thông điệp: "Dù ở thời điểm nào, sinh viên Việt Nam vẫn luôn mang trong mình sự nhiệt huyết, bản lĩnh và lý tưởng cống hiến cho cộng đồng".
Sang ngày 28/4/2025, chương trình ca nhạc đặc biệt nhằm tôn vinh người Mẹ Việt Nam Anh hùng - những biểu tượng bất tử của tinh thần hy sinh, kiên trung đã được các bạn sinh viên GDU truyền tải một cách rõ nét. Với sự đầu tư chỉn chu, sự kiện tái hiện chân thực hình ảnh người mẹ đợi con trở về từ chiến trận, chiếc khăn rằn bên bếp lửa, ánh đèn dầu leo lắt nơi hậu phương,… Mỗi tiết mục như là lời tri ân sâu sắc đến thế hệ đi trước, làm thổn thức bao trái tim người trẻ.
Mỗi tiết mục trong sự kiện "Xin hát về mẹ - Tổ quốc ơi" là lời tri ân sâu sắc đến thế hệ đi trước, làm thổn thức biết bao trái tim người trẻ.
Chuỗi sự kiện “Tự hào một dải non sông Việt Nam” khép lại bằng chương trình “Khải hoàn ca” diễn ra ngày 29/4/2025, tái hiện lại hình ảnh hành quân Trường Sơn, tinh thần bất khuất của quân - dân ta, và khúc khải hoàn vang lên vào thời khắc lịch sử. Với các tiết mục đặc sắc kết hợp giữa âm nhạc truyền thống - hiện đại, sân khấu giàu biểu cảm nghệ thuật, đêm nhạc đã để lại dư âm mạnh mẽ trong lòng sinh viên cũng như người tham dự.
Sự kiện "Khải hoàn ca" tái hiện lại tinh thầm bất khuất của quân và dân ta "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai".
Hành trình kết nối lịch sử - truyền cảm hứng thế hệ trẻ
Chuỗi chương trình “Tự hào một dải non sông Việt Nam” không chỉ dừng lại ở những màn trình diễn đặc sắc, mà còn mở ra không gian giáo dục giàu giá trị nhân văn. “Chúng tôi tin rằng, âm nhạc, hình ảnh và sân khấu là cầu nối hiệu quả để sinh viên cảm nhận sâu sắc giá trị lịch sử, bồi đắp lòng yêu nước. Việc hiểu sâu - hiểu rõ quá khứ sẽ tạo nền tảng vững chắc, giúp các em vững vàng xây dựng tương lai. Đây cũng chính là kim chỉ nam để GDU vun đắp tri thức và nhân cách cho từng sinh viên”, TS. Nguyễn Mai Phương - Trưởng khoa Truyền thông số - Trường Đại học chia sẻ.
TS. Nguyễn Mai Phương - Trưởng khoa Truyền thông số GDU tại sự kiện.
Thông qua sự kiện lần này, GDU đã một lần nữa khẳng định vai trò là một ngôi trường đào tạo tri thức, mang đậm giá trị nhân văn. Không chỉ giúp sinh sinh viên nắm vững kiến thức, kỹ năng nghề, nhà trường còn ươm mầm lý tưởng sống, truyền cảm hứng cống hiến và tinh thần dân tộc cho thế hệ trẻ thông qua những hoạt động thiết thực.
Chương trình cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực từ cộng đồng sinh viên. Em Mai Văn Chiến - Sinh viên năm 3 ngành Truyền thông Đa phương tiện chia sẻ: “Chương trình đã làm sống lại những câu chuyện lịch sử hào hùng của dân tộc. Các bạn sinh viên Khoa Truyền thông số đã làm rất tốt trong việc truyền tải cảm xúc, nuôi dưỡng tinh thần yêu nước thông qua từng hoạt cảnh, câu chuyện mang đậm tính nhân văn”.
Chuỗi sự kiện "Tự hào một dải non sông Việt Nam" khép lại để lại nhiều cung bậc cẩm xúc đặc biệt trong lòng quý thầy cô, các bậc phụ huynh cũng như sinh viên nhà GDU.
Chuỗi sự kiện “Tự hào một dải non sông Việt Nam” đã khép lại với nhiều cảm xúc - dấu ấn sâu sắc. Không chỉ mang đến những tiết mục nghệ thuật đặc sắc, chương trình còn tạo ra một không gian bổ ích để sinh viên GDU kết nối với lịch sử, từ đó bồi đắp lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm.
Trung Nghĩa