Cẩn trọng với “chuyên gia hướng nghiệp” trên Tiktok 

Cẩn trọng với “chuyên gia hướng nghiệp” trên Tiktok 

    49,9 triệu là số lượng người dùng trên nền tảng mạng xã hội Tiktok tại Việt Nam (theo báo cáo của DataReportal). Như vậy có thể thấy, mọi thông tin được chia sẻ trên nền tảng này đều dễ dàng tiếp cận đến công chúng. Cả thông tin tích cực và tiêu cực. 

     

     

    Học sinh THPT đặt câu hỏi cho chuyên gia hướng nghiệp 

     

    Lạc lối giữa “rừng” video tư vấn hướng nghiệp 

     

    Không còn dừng lại ở những nội dung giải trí, âm nhạc, phim ảnh, các “content creator” – người sáng tạo nội dung trên Tiktok còn chia sẻ nhiều thông tin nghiêm túc và cần nhiều kiến thức chuyên môn như lịch sử, văn hóa và cả tư vấn hướng nghiệp, định hướng ngành nghề cho học sinh. 

     

    Nếu như trước đây, phụ huynh, thí sinh tìm hiểu thông qua các buổi tư vấn tại trường THPT, các chương trình tư vấn trên báo đài thì hiện nay, các nội dung tư vấn hướng nghiệp đã tràn lan trên mạng xã hội Tiktok gây ra sự hoang mang, bối rối cho học sinh. 

     

    Có định hướng theo học ngành Marketing, bạn Nguyễn Hoàng Phúc lo lắng khi xem các video hướng nghiệp từ “chuyên gia mạng”. “Em thường xuyên xem các video trên Tiktok và cũng thường bắt gặp các video tư vấn cách chọn ngành, cũng như các bảng xếp hạng ngành đáng học, ngành có thu nhập cao. Em từng xem được video cho rằng hiện nay muốn làm sales hay marketing thì học ngành nào cũng làm được nên em khá hoang mang, không biết chọn ngành này có đúng không”, Hoàng Phúc chia sẻ. 

     

     

    Các thông tin ngành nghề cần được chia sẻ từ những nguồn đáng tin cậy 

     

    Hiện nay, chỉ cần tìm kiếm cụm từ “tư vấn ngành học” trên Tiktok, hàng loạt video tư vấn ngành nghề sẽ hiện ra. Điều đáng nói, hầu hết những video có lượt xem cao đều có tiêu đề như “Những bằng đại học vô dụng nhất Việt Nam” hay “Ba ngành đại học vô dụng”. Các video này thu hút lượt xem cao ngất ngưỡng và hàng hàng chục nghìn bình luận. Tuy nhiên, chất lượng cũng như độ tin cậy về các nội dung hướng nghiệp được chia sẻ trên Tiktok chưa được đảm bảo. 

     

    Lựa chọn nguồn tư vấn đáng tin cậy 

     

    Lên mạng để nghe tư vấn hướng nghiệp hoặc các thông tin tuyển sinh là điều không còn xa lạ với các bạn trẻ. Việc các thông tin hướng nghiệp trở thành trào lưu trên TikTok là điều dễ hiểu. Tuy nhiên điều cần xem xét ở đây là chất lượng các video tư vấn ngành học trên nền tảng này. 

     

    Để kiểm định độ chính xác của các thông tin hướng nghiệp phụ thuộc phần lớn vào bản thân học sinh. Khi cần sự tư vấn, các bạn học sinh cần chọn lọc nguồn thông tin và xác minh tính chính xác của nó. Ngoài ra, cũng cần tìm hiểu được độ uy tín của người khởi phát ra thông tin đó. 

     

     

    ThS Nguyễn Văn Vĩnh – Giám đốc chương trình ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành chia sẻ trong chương trình hướng nghiệp 

     

    Nhằm đồng hành cùng học sinh, để các bạn không loay hoay giữa tràn lan các thông tin hướng nghiệp, trong năm học này, GDU tái khởi động chương trình “Chọn ngành-nghề-trường cùng Gen Z”. Chương trình nhằm mang đến cho các em học sinh cái nhìn tổng quan về ngành nghề, với sự tham gia của các chuyên gia hướng nghiệp, các giảng viên tại trường đại học, lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên gia kỹ năng: Nhà báo Trọng Phước – Trưởng ban Giáo dục Báo Thanh Niên, ThS.LS Trịnh Hữu Chung – Phó Hiệu trưởng Đại học Gia Định, Ông Trần Anh Tuấn – Phó Chủ tịch Hội giáo dục nghề nghiệp TP HCM, TS Mai Đức Toàn – Chuyên gia Tư vấn và Định hướng nghề nghiệp, ThS Phương Cương – Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn (Tây Ninh), Doanh nhân Trần Dồn – Giám đốc công ty TNHH công nghệ và xây dựng Quảng Đà,… 

     

     

    Chương trình hướng nghiệp “Chọn ngành-nghề-trường cùng Gen Z” với sự tham gia của nhiều chuyên gia 

     

    Ngoài ra, GDU còn mang chuyên gia đến tập các trường THPT với chương trình “Để trở thành công dân số”. Đây là chương trình miễn phí dành cho học sinh trung học phổ thông các tỉnh thành. Chương trình có sự tham gia tư vấn, định hướng nghề nghiệp bởi các chuyên gia, các giám đốc chương trình ngành – những người có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn trong nhiều lĩnh vực như hướng nghiệp, luật, truyền thông, du lịch,… 

     

    “Theo em công dân số là những người sở hữu kiến thức, kỹ năng về mạng, công nghệ. Chương trình rất bổ ích và thầy cô cũng chia sẻ với em nhiều kiến thức mà em chưa biết đề có thể chọn lựa được ngành học phù hợp và phát triển bản thân trong tương lai” bạn Lê Quang Dũng – lớp 12A10 trường THPT Nguyễn An Ninh (Q.10, TP HCM). 

     

     

    Chương trình “Để trở thành công dân số” tổ chức tại trường THPT Nguyễn An Ninh (Q.10, TP HCM) 

     

    Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn, định hướng ngành nghề, các bạn thí sinh có thể liên hệ về Tổng đài tư vấn hướng nghiệp miễn phí: 0961 12 10 18 - 0962 12 10 18 - 0862 12 10 18. 

     

     

     

    Các trường Đại học liên kết

    Đối tác GDU

    Kết nối với GDU

    icon đăng ký Đăng ký Xét tuyển trực tuyến ...