Luật Kinh tế: Nơi pháp luật và kinh tế giao thoa, kiến tạo tương lai thành công 

Luật Kinh tế: Nơi pháp luật và kinh tế giao thoa, kiến tạo tương lai thành công 

Lượt xem: 188

    Sự phát triển mạnh mẽ của nhu cầu kinh doanh trong thời đại kinh tế toàn cầu hóa làm tăng trưởng các hoạt động thương mại. Điều này thúc đẩy tạo ra sự lớn mạnh về nhân sự có kiến thức trong lĩnh vực pháp lý. Từ đó, Luật Kinh tế ngày càng mở rộng với mục tiêu tạo ra một môi trường pháp lý ổn định và minh bạch, bảo vệ quyền lợi của các bên và thúc đẩy sự phát triển kinh tế.  

     

     

    Sinh viên ngành Luật "vào vai" kiểm sát viên tại Phiên tòa giả định. Ảnh: Xuân Trường

     

    Ngành Luật Kinh tế là gì?  

     

    Ngành Luật Kinh tế là ngành học nghiên cứu về các quy định pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, đầu tư,… Sinh viên được học tập theo hướng nghiên cứu và áp dụng các quy định pháp luật về kinh doanh. Từ đó để giải quyết các vấn đề pháp lý trong hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả. 

     

    Đây là một ngành học liên ngành, kết hợp kiến thức chuyên sâu về kinh tế và pháp luật, trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết để hoạt động hiệu quả trong môi trường kinh doanh phức tạp ngày nay. 

     

    Tại sao nên chọn ngành Luật Kinh tế? 

     

    Ngành Luật Kinh tế là một ngành học đầy tiềm năng với nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. 

     

    Nhu cầu nhân lực cao 

     

    Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, hội nhập quốc tế mở rộng, kéo theo nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực có chuyên môn cao trong lĩnh vực Luật Kinh tế. 

     

    Theo Bộ Tư pháp, tính đến năm 2023, Việt Nam có hơn 17.317 luật sư và 4.957 thẩm phán. Tuy nhiên, con số này vẫn còn thiếu hụt so với nhu cầu thực tế, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Dự báo đến năm 2025, nhu cầu về luật sư chuyên ngành Luật Kinh tế sẽ tăng khoảng 20-30%. 

     

    Doanh nghiệp cùng cần những chuyên gia am hiểu kiến thức pháp luật và kinh tế để giải quyết các vấn đề pháp lý phức tạp, đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả và tuân thủ đúng quy định pháp luật. Theo khảo sát của một số doanh nghiệp cho thấy, 90% doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhân viên có trình độ chuyên môn về Luật Kinh tế. 

     

     

    GDU tổ chức Hội thảo khoa học “Trách nhiệm pháp lý trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ kinh nghiệm trên thế giới và bài học cho Việt Nam”. Ảnh: Xuân Trường

     

    Cơ hội việc làm rộng mở 

     

    Dự báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Viện Nghiên cứu Quản lý và Phát triển Việt Nam cho thấy rằng lĩnh vực luật kinh tế sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai và đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế. 

     

    Với xu thế phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế thì Luật Kinh tế cũng phát triển theo tỷ lệ thuận. Mở ra nhiều cơ hội làm việc hấp dẫn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. 

     

    Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế có thể làm việc tại nhiều lĩnh vực khác nhau như: 

     

    • Cơ quan nhà nước: Chuyên viên lập pháp, tư pháp, hành pháp, cán bộ thanh tra, cán bộ thuế, cán bộ hải quan,... 

    • Văn phòng luật: Luật sư 

    • Doanh nghiệp: Chuyên viên pháp lý, pháp chế, chuyên viên tư vấn đầu tư, chuyên viên tài chính, chuyên viên marketing, chuyên viên nhân sự,... 

    • Học viện, trường đại học: Giảng viên 

     

    Mức lương hấp dẫn 

     

    Mức lương của sinh viên tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế thường cao hơn so với các ngành học khác, đặc biệt là đối với những người có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn cao. Mức lương ngành Luật Kinh tế hiện nay phụ thuộc vào vị trí công việc, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của từng người. Mức lương của ngành luật kinh tế dao động từ 7.000.000 – 40.000.000 (VNĐ/Tháng). 

     

     

    Sinh viên GDU tham gia tranh tài tại cuộc thi "Legal Debate" với chủ đề "Let's Debate for Innovation". Ảnh: Huế Trần

     

    Nền tảng kiến thức vững chắc 

     

    Ngành Luật Kinh tế trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng về cả kinh tế và pháp luật, giúp bạn hiểu rõ các quy luật vận hành của thị trường, các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh, đồng thời rèn luyện khả năng tư duy logic, phân tích và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

     

    Rèn luyện kỹ năng đa dạng 

     

    Học ngành Luật Kinh tế, bạn sẽ được rèn luyện nhiều kỹ năng quan trọng như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, đàm phán, thương lượng, sử dụng công nghệ thông tin,... Đây đều là những kỹ năng cần thiết để bạn thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào. 

     

    Học Luật Kinh tế sẽ học những gì?  

     

    Hiện tại khi học ngành Luật Kinh tế tại trường Đại học Gia Định (GDU) sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức từ cơ bản đến chuyên ngành trong lĩnh vực kinh tế, pháp lý doanh nghiệp.  

     

    Sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức về các lĩnh vực pháp luật như hợp đồng, thương mại, thuế, chứng khoán, đầu tư, cạnh tranh,... cùng với kỹ năng đàm phán, phân tích. Hiện nay, ngành Luật Kinh tế đã và đang mở ra cơ hội nghề nghiệp đa dạng tại các công ty luật, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức quốc tế,...  

     

     

    Sinh viên năm nhất ngành Luật trường Đại học Gia Định (GDU) đã có buổi tham quan, kiến tập thực tế tại Tòa án Nhân dân (TAND) huyện Củ Chi TP HCM. Ảnh: Quốc Lê

     

    Học tại GDU có những ưu điểm gì? 

     

    Hiện nay Trường Đại học Gia Định đang không ngừng nỗ lực đầu tư và phát triển nhằm hỗ trợ cho quá trình học tập của sinh viên.  

     

    Trong thời gian đào tạo ngoài cung cấp những kiến thức lý thuyết, GDU còn có các hoạt động nhằm nâng cao kinh nghiệm nghề nghiệp tương lai cho sinh viên như được kiến tập ngay từ năm nhất, tổ chức talkshow, workshop cùng các chuyên gia có tiếng trong ngành. 

     

    Với mục tiêu giúp sinh viên trải nghiệm thực tế, nhà trường còn có các câu lạc bộ về pháp luật, tổ chức phiên tòa giả định, cho sinh viên tham gia các cuộc thi trong và ngoài khuôn khổ trường. Từ đó trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho tương lai 

     

     

    Nhanh tay nộp hồ sơ xét tuyển để trở thành 1 thành viên của GDU khi có tổng điểm TB HKI lớp 11 + điểm TB HKII lớp 11 + điểm TB HKI lớp 12 từ 16.5 điểm nhé các bạn 2K6! 

     

    Để đăng ký xét tuyển ngành Luật Kinh tế, thí sinh có thể:      

     

    1. Xét tuyển trực tuyến tại: https://xettuyen.giadinh.edu.vn     

     

    2. Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến địa chỉ: Trung tâm Tuyển sinh - Truyền thông, 371 Nguyễn Kiệm, P.3, Q.Gò Vấp, TP. HCM.     

    Bài viết khác

    Các trường Đại học liên kết

    Đối tác GDU

    Kết nối với GDU