TỔNG QUAN

TỔNG QUAN

Sau 17 năm hình thành và phát triển, Trường Đại học Gia Định đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào. Đến nay, Trường có 05 khoa, 01 viện nghiên cứu với hơn 53 ngành/ chuyên ngành đào tạo. Trường đã đạt chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo tháng 5.2021.

 

Các ngành đào tạo của trường có tính thực tiễn cao như Kỹ thuật phần mềm, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Truyền thông đa phương tiện.

 

Với đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên trình độ cao, giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, với một chương trình đào tạo hướng tới các chuẩn mực quốc tế, đến với trường, sinh viên sẽ được chăm sóc, đào tạo một cách bài bản, có chất lượng.

 

Nhằm hướng tới mục tiêu hội nhập, phát triển và bền vững, song song với đào tạo có chất lượng, Nhà trường cũng chú trọng đẩy mạnh các hoạt động khoa học nhằm đem lại những hoạt động thiết thực cho giảng viên và sinh viên của Nhà trường.

 

Tên gọi, tên miền của cơ quan Tạp chí Khoa học Trường Đại học Gia Định

 

  • Tên tiếng Việt: Tạp chí Khoa học Trường Đại học Gia Định
  • Tên tiếng Anh: Journal of sience Gia Dinh University
  • Tên miền: http://tapchikhoahocgiadinh.edu.vn
  • Trụ sở tòa soạn: Trường Đại học Gia Định
  • Địa chỉ: Số 371 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: (028) 73013456– Hotline: 0961121018 - 962121018
  • Email: tapchikhoahoc@giadinh.edu.vn
  • Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Gia Định

 

Các loại hình

 

1. Tạp chí in

 

Thể thức xuất bản

 

  • Tên gọi: Tạp chí Khoa học Trường Đại học Gia Định
  • Ngôn ngữ thể hiện: Tiếng Việt;
  • Kỳ hạn xuất bản: 02 tháng/1kỳ;
  • Thời gian phát hành: Ngày 24 của các tháng 01, 03, 05, 07, 09, 11;
  • Khuôn khổ: 21cm x 29.7cm;
  • Số trang: 120 trang.
  • Phương thức phát hành: Qua đường bưu điện và tự phát hành.

 

Kết cấu nội dung Tạp chí

Bìa Tạp chí in 4 màu trên giấy Couche 150; Các trang ruột giấy Bãi Bằng trắng 70, in 2 hoặc 4 màu. Ngoài ra, mỗi số có thể có một số trang quảng cáo với tỷ lệ trang in không vượt quá quy định hiện hành.

  • Trang Bìa 1: Gồm Măng set – trên đó có tên Tạp chí, tên cơ quan chủ quản (hình thức trình bày Măng set phù hợp với quy định tại Điểm đ, Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 41/2020/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông và Điều 46 Luật Báo chí năm 2016, sửa đổi, bổ sung năm 2018).  Ngoài ra, trên Bìa 1 có thể trình bày và in tên chủ đề của số Tạp chí theo định hướng của Trường; Chỉ số ISSN.
  • Trang bìa 2, 3, 4:  Có thông tin của Tạp chí như Ban biên tập, địa chỉ, số điện thoại, Email; Số Giấy phép hoạt động của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp cho Tạp chí; Tên Tổng biên tập; Thông tin ấn tượng về hoạt động của Trường trong quý; Quảng cáo nếu có…

 

Kỳ tiếng Anh

  • Tên gọi: Journal of sience Gia Dinh University;
  • Ngôn ngữ thể hiện: Tiếng Anh;
  • Kỳ hạn xuất bản tiếng Anh: 06 tháng/1kỳ;
  • Thời gian phát hành: Ngày 24 của tháng 06 và tháng 12;
  • Khuôn khổ: 21cm x 29.7cm;
  • Số trang: 120 trang.
  • Phương thức phát hành: Qua đường bưu điện và tự phát hành.
  • Đối với Kỳ tiếng Anh cũng có 04 chuyên mục được thể hiện bằng ngôn ngữ tiếng Anh gồm:

 

TT

Tên chuyên mục

Định hướng nội dung

1

Faculty of Economics and Business

(Khoa Kinh tế và Quản trị)

Đăng tải các bài báo khoa học, những công trình nghiên cứu khoa học, những kết quả nghiên cứu nổi bật liên quan đến lĩnh vực khoa học về Kinh tế và Quản trị.

2

Faculty of Social sciences and international languages

(Khoa học Xã hội và Ngôn ngữ quốc tế)

Đăng tải các bài báo khoa học, những công trình nghiên cứu khoa học, những kết quả nghiên cứu mới, nổi bật thuộc lĩnh vực khoa học Xã hội và Ngôn ngữ quốc tế.

3

Faculty of  Information Technology (Khoa Công nghệ thông tin)

Đăng tải các bài báo khoa học, những công trình nghiên cứu khoa học, những kết quả nghiên cứu mới, nổi bật thuộc lĩnh vực khoa học về Công nghệ thông tin.

4

Faculty of communications

(Khoa Truyền thông số)

Đăng tải các bài báo khoa học, những công trình nghiên cứu khoa học, những kết quả nghiên cứu mới, nổi bật thuộc lĩnh vực khoa học về Truyền thông số.

 

Mô hình tổ chức thực hiện

 

  • Chịu trách nhiệm chung: Tổng Biên tập.
  • Chịu trách nhiệm về nội dung: Hội đồng Biên tập hoặc người được ủy quyền
  • Thư ký Tòa soạn: điều phối tất cả công việc theo sự phân công.
  • Biên tập viên: chịu trách nhiệm biên tập nội dung bài báo theo sự phân công.
  • Chuyên viên IT, kỹ thuật, mỹ thuật: Chịu trách nhiệm dàn trang và thiết kế mỹ thuật theo nội dung đã được Hội đồng Biên tập duyệt.
  • Cộng tác viên: Thực hiện các công việc theo sự phân công của Thư ký Tòa soạn.

 

Quy trình xuất bản

 

Bước 1: Nhận bài viết từ tác giả, sơ duyệt

 

Thư ký tòa soạn nhận bài viết từ Tác giả. Bài viết là một bài nghiên cứu hoàn chỉnh được thể hiện dưới dạng một bài báo khoa học nên bao gồm đầy đủ các thành phần của bài báo khoa học. Bài viết phải tuân thủ đúng tôn chỉ, thể lệ, chính sách nộp bài mà Tạp chí Khoa học Trường Đại học Gia Định đã công bố; bài viết không được gửi cùng lúc nhiều Tạp chí Khoa học và chưa từng được xuất bản tại các Tạp chí, ấn phẩm khác. Thời gian sơ duyệt 3 ngày.

 

Bước 2: Phản biện

 

Tạp chí Khoa học Trường Đại học Gia Định/Phòng Đào tạo và Quản lý Khoa học có trách nhiệm mời người phản biện. Thời gian phản hồi của chuyên gia phản biện tối đa là 7 ngày.

 

Tạp chí Khoa học Trường Đại học Gia Định thực hiện chính sách phản biện kín hai chiều. Tác giả và chuyên gia phản biện sẽ được ẩn danh. Các thông tin trao đổi giữa phản biện và tác giả phải thông qua Tòa soạn Tạp chí Khoa học Trường Đại học Gia Định. Các biên tập viên, Thư ký Tòa soạn sẽ theo dõi và kiểm soát quá trình này.

 

Giai đoạn phản biện được tính từ khi chuyên gia phản biện chấp nhận lời mời thực hiện công tác phản biện từ Tòa soạn. Thời gian tối đa cho một chuyên gia hoàn thành một lần phản biện một bài báo không quá 15 ngày (trừ các các trường hợp đặc biệt). Một bài báo sẽ có hai chuyên gia phản biện, trong trường hợp đặc biệt có thể có ba chuyên gia phản biện. Thời gian phản biện của các chuyên gia là song song hoặc nối tiếp do Tòa soạn quyết định. Một bài báo có thể có một hoặc hai vòng phản biện do đề xuất của phản biện vòng một và do Tòa soạn quyết định.

 

Chuyên gia phản biện sẽ cho ý kiến nhận xét bài viết với các nội dung theo mẫu được cung cấp bởi Tòa soạn. Ngoài đánh giá chung, nhận xét chi tiết bài viết, kết luận về các nội dung mà tác giả bài viết phải xem xét lại, bổ sung, chỉnh sửa hoặc phải trao đổi lại, chuyên gia phản biện còn phải xếp hạng bài viết, đề xuất cho Tòa soạn về quyết định của mình đối với bài viết.

 

Bước 3: Biên tập bài báo

 

Công việc biên tập bài viết do các biên tập viên thực hiện. Các biên tập viên do Chủ tịch Hội đồng biên tập/Phòng Đào tạo và Quản lý Khoa học phân công. Thời gian biên tập sau phản biện tối đa là 9 ngày.

 

Bước 4: Duyệt đăng/xuất bản

 

Các bài viết đã được Tổng Biên tập/Chủ tịch Hội đồng Biên tập duyệt đăng sẽ được Tòa soạn sắp xếp, lựa chọn theo các chủ đề, tiêu chí, kế hoạch đã được duyệt. Việc lựa chọn hình thức xuất bản, thời gian xuất bản, số xuất bản, thứ tự bài báo là do Tạp chí Khoa học Trường Đại học Gia Định quyết định. Thời gian duyệt đăng tối đa là 5 ngày.

 

2. Tạp chí điện tử

 

  • Tên gọi: Tạp chí Khoa học Trường Đại học Gia Định (tiếng Việt)
  • Tên tiếng Anh: Journal of sience Gia Dinh University (tiếng Anh)
  • Thể thức xuất bản:
  • Ngôn ngữ thể hiện: Tiếng Việt và tiếng Anh
  • Tên miền: http://tapchikhoahocgiadinh.edu.vn
  • Tên các chuyên mục: Bằng tiếng Việt và tiếng Anh riêng biệt

 

- Chuyên mục 1: Khoa Kinh tế - Quản trị (Faculty of Economics and Business)

- Chuyên mục 2: Khoa học Xã hội và Ngôn ngữ quốc tế (Faculty of Social sciences and international languages)

- Chuyên mục 3: Khoa Công nghệ thông tin (Faculty of  Information Technology)

- Chuyên mục 4: Khoa Truyền thông số (Faculty of communications)

 

TT

Tên chuyên mục

Định hướng nội dung

1

Faculty of Economics and Business

(Khoa Kinh tế và Quản trị)

Đăng tải các bài báo khoa học, những công trình nghiên cứu khoa học, những kết quả nghiên cứu nổi bật liên quan đến lĩnh vực khoa học về Kinh tế và Quản trị.

2

Faculty of Social sciences and international languages

(Khoa học Xã hội và Ngôn ngữ quốc tế)

Đăng tải các bài báo khoa học, những công trình nghiên cứu khoa học, những kết quả nghiên cứu mới, nổi bật thuộc lĩnh vực khoa học Xã hội và Ngôn ngữ quốc tế.

3

Faculty of  Information Technology (Khoa Công nghệ thông tin)

Đăng tải các bài báo khoa học, những công trình nghiên cứu khoa học, những kết quả nghiên cứu mới, nổi bật thuộc lĩnh vực khoa học về Công nghệ thông tin.

4

Faculty of communications

(Khoa Truyền thông số)

Đăng tải các bài báo khoa học, những công trình nghiên cứu khoa học, những kết quả nghiên cứu mới, nổi bật thuộc lĩnh vực khoa học về Truyền thông số.

 

  • Nguồn tin: Tự sản xuất; kết hợp; hợp tác phù hợp theo quy định của pháp luật; các hướng dẫn về bài viết, thông tin thành viên Hội đồng biên tập, chuyên gia phản biện; các bài báo khoa học.
  • Định kỳ cập nhật thông tin: Theo quy định.
  • Đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối Internet: Viettel Thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Tập đoàn viễn thông quân đội.
  • IP máy chủ lưu giữ thông tin:
  • Nơi đặt máy chủ: Trường Đại học Gia Định.
  • Tên miền: http://tapchikhoahocgiadinh.edu.vn

 

Quy trình xuất bản

 

Tạp chí áp dụng chung quy trình xuất bản cho cả Tạp chí in và Tạp chí điện tử. Quy trình như sau:

 

a) Đối với nguồn bài đã được Tổng biên tập lựa chọn đăng lại từ ấn phẩm in (Tạp chí Khoa học Trường Đại học Gia Định), Thư ký Tòa soạn hoặc người được phân công sẽ trực tiếp đăng bài theo từng chuyên mục.

 

b) Đối với nguồn bài tự sản xuất, quy trình được thực hiện như sau:

 

Bước 1: Nhận bài viết từ tác giả, sơ duyệt

 

Thư ký tòa soạn nhận bài viết từ Tác giả. Bài viết là một bài nghiên cứu hoàn chỉnh được thể hiện dưới dạng một bài báo khoa học nên bao gồm đầy đủ các thành phần của bài báo khoa học. Bài viết phải tuân thủ đúng tôn chỉ, thể lệ, chính sách nộp bài mà Tạp chí Khoa học Trường Đại học Gia Định đã công bố; bài viết không được gửi cùng lúc nhiều Tạp chí Khoa học và chưa từng được xuất bản tại các Tạp chí, ấn phẩm khác. Thời gian sơ duyệt 3 ngày.

 

Bước 2: Phản biện

 

Tạp chí Khoa học Trường Đại học Gia Định/Phòng Đào tạo và Quản lý Khoa học có trách nhiệm mời người phản biện. Thời gian phản hồi của chuyên gia phản biện tối đa là 3 ngày.

 

Tạp chí Khoa học Trường Đại học Gia Định thực hiện chính sách phản biện kín hai chiều. Tác giả và chuyên gia phản biện sẽ được ẩn danh. Các thông tin trao đổi giữa phản biện và tác giả phải thông qua Tòa soạn Tạp chí Khoa học Trường Đại học Gia Định. Các biên tập viên, Thư ký Tòa soạn sẽ theo dõi và kiểm soát quá trình này.

 

Giai đoạn phản biện được tính từ khi chuyên gia phản biện chấp nhận lời mời thực hiện công tác phản biện từ Tòa soạn. Thời gian tối đa cho một chuyên gia hoàn thành một lần phản biện một bài báo không quá 15 ngày (trừ các các trường hợp đặc biệt). Một bài báo sẽ có hai chuyên gia phản biện, trong trường hợp đặc biệt có thể có ba chuyên gia phản biện. Thời gian phản biện của các chuyên gia là song song hoặc nối tiếp do Tòa soạn quyết định. Một bài báo có thể có một hoặc hai vòng phản biện do đề xuất của phản biện vòng một và do Tòa soạn quyết định.

 

Chuyên gia phản biện sẽ cho ý kiến nhận xét bài viết với các nội dung theo mẫu được cung cấp bởi Tòa soạn. Ngoài đánh giá chung, nhận xét chi tiết bài viết, kết luận về các nội dung mà tác giả bài viết phải xem xét lại, bổ sung, chỉnh sửa hoặc phải trao đổi lại, chuyên gia phản biện còn phải xếp hạng bài viết, đề xuất cho Tòa soạn về quyết định của mình đối với bài viết.

 

Bước 3: Biên tập bài báo

 

Công việc biên tập bài viết do các biên tập viên thực hiện. Các biên tập viên do Chủ tịch Hội đồng biên tập/Phòng Đào tạo và Quản lý Khoa học phân công. Thời gian biên tập sau phản biện tối đa là 9 ngày.

 

Bước 4: Duyệt đăng/xuất bản

 

Các bài viết đã được Tổng Biên tập/Chủ tịch Hội đồng Biên tập duyệt đăng sẽ được Tòa soạn sắp xếp, lựa chọn theo các chủ đề, tiêu chí, kế hoạch đã được duyệt. Việc lựa chọn thời gian xuất bản, số xuất bản, thứ tự bài báo là do Tạp chí Khoa học Trường Đại học Gia Định quyết định. Thời gian duyệt đăng tối đa là 5 ngày.

 

 Cơ sở kiểm soát, phối hợp quản lý thông tin và cơ sở vật chất của Tạp chí

 

a) Tạp chí sẽ ban hành quy chế quy định về quy trình quản lý tạp chí điện tử. Qua đó, thực hiện kiểm tra, kiểm soát, quản lý chặt chẽ các thông tin trước và sau khi đăng tải.

 

b) Tạp chí sẽ thiết lập cơ chế phối hợp chặt chẽ với Phòng Công nghệ Thông tin của Trường để có phương án dự phòng nhằm duy trì hoạt động thường xuyên, liên tục. Có xây dựng phương án bảo mật nhằm bảo đảm an toàn thông tin; cơ chế phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các hình thức truy nhập bất hợp pháp hoặc bị tấn công trên mạng internet.

 

c) Các trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện nay của Tạp chí: máy tính, máy ảnh, máy quay phim:

 

  • Hệ thống trang thiết bị và hệ thống quản lý điều hành của Tạp chí điện tử đáp ứng được yêu cầu của công việc, đảm bảo chất lượng hình ảnh và nội dung.
  • Hệ thống máy chủ có công suất lớn, hoạt động ổn định, cung cấp khả năng truy cập cao có thể lên tới hàng nghìn lượt truy cập cùng một lúc.
  • Máy tính cá nhân có cấu hình cao, hoạt động tốt, đảm bảo tác nghiệp cho các thành viên của Tòa soạn được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
  • Mạng máy tính, thiết bị tác nghiệp cho Tạp chí điện tử đạt yêu cầu trong truyền tải thông tin và quản lý điều hành Tạp chí.
  • Quy trình xử lý thông tin: Tạp chí cập nhật thông tin thông qua người thực hiện trực tiếp, đáp ứng được cơ chế quản lý, kiểm tra, kiểm soát nguồn tin chặt chẽ trước và sau khi đăng tải.

 

d) Cơ chế kiểm soát nguồn bài trong và sau khi đăng tải

 

  • Nguồn bài viết sử dụng lại từ ấn phẩm in đã được Tổng Biên tập kiểm duyệt sau khi xuất bản Tạp chí in trước khi đăng tải.
  • Nguồn bài tự sản xuất được thực hiện theo đúng quy trình, Tổng biên tập kiểm duyệt xem xét về nội dung, phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Tạp chí Khoa học Trường Đại học Gia Định trước khi đăng Tạp chí điện tử.

 

e) Giải pháp về bảo mật an toàn thông tin

 

- Bảo mật thông tin và an ninh mạng là yêu cầu quan trọng trong quá trình tổ chức, xuất bản Tạp chí điện tử nhằm chống lại sự xâm nhập bất hợp pháp của các đối tượng phá hoại (hacker), chống virus, đảm bảo cho Tạp chí điện tử hoạt động ổn định. Do vậy, Tạp chí đã có giải pháp bảo mật như sau:

 

  • Dùng các phần mềm anti-virus trên tất cả các máy tính;
  • Tăng cường cho các hệ điều hành;
  • Quản lý cấu hình từng máy;

 

- Xây dựng các tiêu chuẩn và quy trình tác nghiệp trên mạng nội bộ;

 

- Đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên nghiệp và có kinh nghiệm bảo mật;

 

- Hạ tầng kỹ thuật bảo mật được đổi mới và cập nhật thường xuyên, đảm bảo hiệu quả bảo mật cao;

 

- Bảo mật thiết bị đường truyền: Sử dụng các thiết bị phần cứng làm tường lửa, để phục vụ việc bảo mật hệ thống như: Máy chủ, thiết bị chuyên dụng;

 

- Bảo mật đối với người sử dụng: Tất cả các thành viên của Tạp chí điều được cung cấp tài khoản riêng và được phân quyền để đăng nhập vào hệ thống;

 

- Sử dụng cơ chế bảo mật của hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu: Áp dụng cơ chế bảo mật sẵn có của hệ quản trị cơ sở dữ liệu;

 

  • Thu thập thông tin;
  • Thẩm định tính rủi ro của hệ thống;
  • Xây dựng giải pháp;
  • Chính sách bảo mật nội bộ;
  • Kiểm tra, phân tích và thực hiện;
  • Thiết lập tường lửa;

 

- Cách phòng chống DDoS: Có rất nhiều giải pháp và ý tưởng được đưa ra nhằm đối phó với các cuộc tấn công kiểu DDoS. Tuy nhiên không có giải pháp và ý tưởng nào là giải quyết trọn vẹn bài toán Anti-DDoS. Các hình thái khác nhau của DDoS liên tục xuất hiện theo thời gian song song với các giải pháp đối phó. Có ba giai đoạn chính trong quá trình Anti-DDoS:

 

  •  Thường xuyên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin PENTEST/AUDIT;
  •  Rà quét, kiểm thử lỗ hổng bảo mật - pentest;
  • Đánh giá an ninh, an toàn hệ thống;
  • Rà soát, tối ưu hóa hệ thống bảo mật;

 

- Giải pháp sao lưu và phục hồi dữ liệu hệ thống: Hệ thống được thiết kế bảo đảm khắc phục các sự cố về dữ liệu của ứng dụng cũng như hệ điều hành. Khi dữ liệu của ứng dụng bị hỏng hoặc hệ điều hành bị sụp đổ, hệ thống bảo đảm các dữ liệu backup cho việc phục hồi trạng thái làm việc ổn định. Việc thực hiện sao lưu (back- up) hệ thống được thực hiện theo quy định cụ thể, ví dụ theo ngày, tuần, tháng, …

 

- Sao lưu dữ liệu theo ngày gồm sao lưu: thông tin được sao lưu bao gồm tất cả các object (bảng dữ liệu, cấu trúc dữ liệu, triggers, packages,...) ra thiết bị ngoại vi và chuyển về máy tính lưu trữ tại tạp chí;

 

- Sao lưu hàng tuần/tháng: chủ yếu sao lưu cơ sở dữ liệu của toàn bộ hệ thống;

 

- Phương pháp phục hồi dữ liệu khi sự cố;

 

- Trường hợp sự cố dữ liệu của ứng dụng: đối với sự cố khi toàn bộ các File của SQL Server vẫn an toàn, chỉ có số liệu của hệ thống vì lý do gì đó bị hỏng, sử dụng dữ liệu được Backup hàng ngày để thực hiện khôi phục. Không cần phải cài lại SQL Server;

 

- Trường hợp sự cố Database SQL: trong trường hợp này phải cài lại SQL Server và sau đó có thể sử dụng dữ liệu được backup hàng ngày hoặc dữ liệu backup hàng tuần để khôi phục.

Các trường Đại học liên kết

Đối tác GDU

Kết nối với GDU

icon đăng ký Đăng ký Xét tuyển trực tuyến ...