Mức lương mới ra trường của ngành Thương mại điện tử 

Mức lương mới ra trường của ngành Thương mại điện tử 

Lượt xem: 302

    Thị trường ngành Thương mại điện tử là một “mảnh đất” đầy tiềm năng thu hút sự đầu tư rất lớn từ Việt Nam và các tổ chức, tập đoàn quốc tế. Theo tính toán của các tập đoàn lớn thế giới như Google, Temasek và Bain&Company, nhiều khả năng quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD và giữ vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN vào năm 2025. Hãy cùng GDU tìm hiểu kỹ hơn về những công việc và mức lương của ngành Thương mại điện tử nhé. 

     

     

    Sinh viên GDU trong các buổi kiến tập tại doanh nghiệp

     

    Sinh viên khi tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử sẽ làm những công việc gì? 

     

    Thương mại điện tử đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh và tiếp cận khách hàng trên toàn thế giới. Bằng cách tạo ra các cửa hàng trực tuyến và sử dụng các công nghệ kỹ thuật số, các doanh nghiệp có thể mở rộng phạm vi kinh doanh của mình và tiếp cận khách hàng ở bất kỳ địa điểm nào mà có kết nối Internet. 

     

    Vì thế, công việc của ngành cũng hết sức đa dạng và nhu cầu tuyển dụng của ngành là rất lớn nhằm có thể đáp ứng được thị trường lao động như hiện nay. Các vị trí công việc mà sinh viên có thể đảm nhận khi theo học ngành này:    

     

    • Chuyên viên thương mại điện tử: bạn có thể làm việc trong các công ty hoặc tổ chức với vai trò chuyên viên thương mại điện tử. Công việc này bao gồm quản lý và vận hành các hoạt động thương mại điện tử, xây dựng và quản lý website bán hàng, phân tích dữ liệu và thực hiện các chiến dịch marketing trực tuyến. 

     

    • Quản lý dự án thương mại điện tử: với kiến thức về quản lý dự án và hiểu biết về thương mại điện tử, bạn có thể đảm nhận vai trò quản lý dự án thương mại điện tử với những công việc như: lập kế hoạch, điều phối, giám sát các hoạt động phát triển và triển khai các dự án thương mại điện tử. 

     

    • Nhà phát triển phần mềm thương mại điện tử: đòi hỏi bạn phải có kiến thức về công nghệ và có kỹ năng lập trình, thiết kế. Công việc này bao gồm xây dựng và duy trì các hệ thống thương mại điện tử, phát triển các tính năng và giao diện, và tối ưu hóa hiệu suất của các ứng dụng thương mại điện tử. 

     

    • Chuyên gia tư vấn: trở thành một chuyên gia tư vấn thương mại điện tử và cung cấp dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp muốn xây dựng hoặc cải thiện hoạt động thương mại điện tử. Bạn sẽ đưa ra các giải pháp và chiến lược để tăng cường hiệu quả và lợi nhuận từ hoạt động thương mại điện tử của khách hàng. 

     

    • Khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử: nếu bạn có đam mê khởi nghiệp, bạn có thể sử dụng kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực thương mại điện tử để khởi tạo và quản lý doanh nghiệp trực tuyến của riêng mình. Bạn có thể xây dựng và vận hành một cửa hàng trực tuyến, một nền tảng thương mại điện tử hoặc một dịch vụ liên quan đến thương mại điện tử. 

     

    Ngoài ra, còn nhiều cơ hội nghề nghiệp khác như chuyên gia SEO, chuyên viên quảng cáo trực tuyến, chuyên viên quản lý khách hàng trực tuyến, chuyên gia phân tích dữ liệu thương mại điện tử và quản trị mạng xã hội.  

     

    Tùy thuộc vào sở thích và mục tiêu cá nhân của bạn, bạn có thể lựa chọn con đường nghề nghiệp phù hợp trong lĩnh vực Thương mại điện tử. 

     

     

    Sinh viên GDU trong các buổi kiến tập tại doanh nghiệp

     

    Mức lương của ngành Thương mại điện tử 

     

    Tốc độ phát triển chóng mặt của ngành thương mại điện tử đã mở ra những tiềm năng và cơ hội mới cho thị trường lao động Việt Nam. Theo số liệu của Bộ Công Thương thì tổng giá trị hàng hóa và tiêu dùng thương mại điện tử tại Việt Nam dự kiến đạt 57 tỷ USD vào năm 2025. 

     

    Là một thị trường sôi động và đầy hứa hẹn, ngành Thương mại điện tử vẫn liên tục tiếp tục cập nhật và áp dụng các công nghệ mới nhằm có thể mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người tiêu dùng. Vì thế, nhu cầu tuyển dụng đội ngũ nhân sự giỏi chuyên môn của ngành là rất lớn, kéo theo đó là chế độ đãi ngộ của ngành rất hấp dẫn. 

     

    Theo khảo sát của TopCV, mức lương trung bình của ngành Thương mại điện tử tại Việt Nam dao động từ 8 triệu đến 20 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào vị trí, kinh nghiệm và năng lực của người lao động. 

     

    Không chỉ thể, các chuyên gia và nhân viên trong ngành Thương mại điện tử có thể nhận được hoa hồng hoặc các chế độ phúc lợi hấp dẫn khác. 

     

     

    Sinh viên GDU thường xuyên được tham gia các buổi Workshop cùng chuyên gia

     

    Học ngành Thương mại điện tử tại GDU 

     

    Sinh viên ngành Thương mại điện tử được trang bị các kiến thức về kinh tế, tổ chức kinh doanh trên mạng Internet, vận dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm, khai thác thông tin, mở rộng thị trường kinh doanh, nghiệp vụ kinh doanh cụ thể trong giao dịch ký kết hợp đồng mua bán, khai báo hải quan, thanh toán, vận tải và bảo hiểm hàng hóa.  

     

    Năm 2024, Trường Đại học Gia Định có mức học phí thấp nhất với mức học phí toàn khóa chỉ từ 80 triệu đồng. Đây là mức rất học phí hấp dẫn, phù hợp với đa phần kinh tế của các gia đình tại Việt Nam.  

     

     

    Một buổi học cùng giảng viên và sinh viên tại GDU

     

    Xét tuyển ngành Thương mại điện tử tại GDU: https://xettuyen.giadinh.edu.vn   

     

    Ngoài ra, thí sinh có thể  nộp hồ sơ qua bưu điện hoặc đến trực tiếp tại Trung tâm Tuyển sinh - Truyền thông, 371 Nguyễn Kiệm, P.3, Q.Gò Vấp, TP HCM 

    Bài viết khác

    Các trường Đại học liên kết

    Đối tác GDU

    Kết nối với GDU

    icon đăng ký Đăng ký Xét tuyển trực tuyến ...