Ngành Thương mại điện tử là gì? Liệu có "hot" như lời đồn?  

Ngành Thương mại điện tử là gì? Liệu có "hot" như lời đồn?  

Lượt xem: 147

    Thói quen mua sắm, tiêu dùng của con người đã có nhiều sự thay đổi trong thời đại công nghệ và Internet phát triển như hiện nay. Những phần mềm, ứng dụng mua sắm đã xuất hiện và dần trở nên phổ biến, các doanh nghiệp dễ dàng lưu thông hàng hóa, người tiêu dùng dễ dàng mua sắm. Và ngành Thương mại điện tử đã trở thành một trong những ngành nghề cực “hot” trong xu hướng mới này.  

     

     

    Các bạn học sinh rất quan tâm tới GDU

     

    Ngành Thương mại điện tử là gì? 

     

    Ngành Thương mại điện tử (E-commerce) là lĩnh vực liên quan đến việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua Internet. Thương mại điện tử bao gồm các hoạt động như mua sắm trực tuyến, thanh toán điện tử, quảng cáo trực tuyến, giao hàng và dịch vụ khách hàng trực tuyến.

                                                                               

    Ngành Thương mại điện tử là sự giao thoa giữa ngành kinh doanh và công nghệ thông tin. Đây là ngành có những “cú bậc” mạnh mẽ trong thập kỷ qua và có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Với số lượng người sử dụng Internet và mua sắm trực tuyến ngày càng tăng, đặc biệt là ở các nền kinh tế phát triển, ngành Thương mại điện tử là một trong những giao thức quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.     

        

    Sự phổ biến của những chiếc smartphone cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc truy cập và sử dụng dịch vụ Thương mại điện tử. Mua sắm trực tuyến mang lại sự tiện ích và tiết kiệm thời gian cho người tiêu dùng. Không cần phải di chuyển đến các cửa hàng truyền thống, người tiêu dùng có thể mua sắm từ bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào chỉ với một vài cú nhấp chuột. 

     

    Các nền tảng của thương mại điện tử cũng cho phép người tiêu dùng tiếp cận với một loạt sản phẩm và dịch vụ từ khắp nơi trên thế giới. Các nền tảng thương mại điện tử lớn như Amazon, Alibaba, eBay hoặc Shopee, Lazada, Tiki cung cấp sự đa dạng và lựa chọn cho người tiêu dùng. 

     

    Bên cạnh đó, ngành Thương mại điện tử cũng cung cấp các phương thức thanh toán trực tuyến an toàn và tiện lợi, cùng với các biện pháp bảo mật ngày càng tốt hơn, đã làm tăng sự tin tưởng của người tiêu dùng và thúc đẩy giao dịch Thương mại điện tử. 

     

    Với những yếu tố này, ngành Thương mại điện tử có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Các công ty thương mại điện tử có thể mở rộng quy mô kinh doanh, tạo ra các mô hình kinh doanh sáng tạo và tận dụng sự phát triển công nghệ để mang lại lợi ích cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp. 

     

     

    Nhà trường ký kết với doanh nghiệp, mở ra cơ hội việc làm cho sinh viên Thương mại điện tử

     

    “Sức hút” ngành Thương mại điện tử 

     

    Với dân số hơn 100 triệu người, Việt Nam là một trong những quốc gia có nhu cầu tiêu thụ cao cùng với đó là khả năng thích nghi, nắm bắt các xu hướng công nghệ hiện đại. luôn được đánh giá là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh, sôi động nhất trong khu vực.  

     

    Trong những năm gần đây, thị trường Thương mại điện tử ngày càng được mở rộng, nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã “bước chân” vào thị trường đầy tiềm năng này thông qua các nền tảng số như: Facebook, Tiktok, Instagram, Shopee,.... Khoảng cách giữa người bán và người mua đã được thu ngắn lại và mang lợi nhiều lợi ích xúc tiến nền kinh tế phát triển.  

     

    Thương mại điện tử dần trở thành một “làn sóng” một “xu thế” mà tất cả doanh nghiệp không muốn bỏ lở. Kéo theo đó, sự thiếu hụt nhân sự trong ngành này tại Việt Nam cũng rất lớn đòi hỏi nhà tuyển dụng luôn mong muốn tìm kiếm các nhân sự giỏi chuyên môn trong lĩnh vực này.  

     

    Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 100 sàn TMĐT xuyên biên giới, 139 đơn vị sở hữu sàn giao dịch TMĐT; trong đó, có 41 sàn TMĐT bán hàng, 98 sàn TMĐT cung cấp dịch vụ, 3 công ty đối tác của các nhà cung cấp nước ngoài được thay nhà cung cấp nước ngoài trả tiền cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch. 

     

    Làn sóng Thương mại điện tử sẽ ngày càng tăng trưởng mở ra nhiều cơ hội cho các GenZ thoải mái khám phá, chinh phục. 

     

     

    GDU thường xuyên tổ chức các buổi Workshop cùng chuyên gia cho sinh viên

     

    Học ngành Thương mại điện tử tại GDU 

     

    Sinh viên ngành Thương mại điện tử được trang bị các kiến thức về kinh tế, tổ chức kinh doanh trên mạng Internet, vận dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm, khai thác thông tin, mở rộng thị trường kinh doanh, nghiệp vụ kinh doanh cụ thể trong giao dịch ký kết hợp đồng mua bán, khai báo hải quan, thanh toán, vận tải và bảo hiểm hàng hóa.  

     

    Năm 2024, Trường Đại học Gia Định có mức học phí thấp 10-13 triệu/HK với mức học phí toàn khóa chỉ từ 80 triệu đồng. Đây là mức rất học phí hấp dẫn, phù hợp với đa phần kinh tế của các gia đình tại Việt Nam.  

     

     

    Khuôn viên trường học tại GDU

     

    Xét tuyển ngành Thương mại điện tử tại GDU: https://xettuyen.giadinh.edu.vn   

     

    Ngoài ra, thí sinh có thể  nộp hồ sơ qua bưu điện hoặc đến trực tiếp tại Trung tâm Tuyển sinh - Truyền thông, 371 Nguyễn Kiệm, P.3, Q.Gò Vấp, TP.HCM. 

    Bài viết khác

    Các trường Đại học liên kết

    Đối tác GDU

    Kết nối với GDU

    icon đăng ký Đăng ký Xét tuyển trực tuyến ...