Phân biệt ngành Kinh doanh quốc tế và Quản trị kinh doanh? 

Phân biệt ngành Kinh doanh quốc tế và Quản trị kinh doanh? 

Lượt xem: 109

    Đều là những nhóm ngành “hot” trong nhóm ngành kinh tế, ngành Kinh doanh quốc tế và Quản trị Kinh doanh là hai lĩnh vực liên quan đến hoạt động kinh doanh, thương mại. Cơ hội nghề nghiệp rộng mở cùng với mức lương hấp dẫn đã “giữ chân” được nhiều thí sinh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về hai ngành học này cũng như cách phân biệt cụ thể giúp các bạn có thể dễ dàng xác định được đúng ngành học phù hợp với bản thân. 

     

     

    Sinh viên GDU vô cùng thích thú trong những buổi kiến tập doanh nghiệp

     

    Ngành Quản trị kinh doanh là gì?

     

    Ngành Quản trị Kinh doanh (Business Management) là một “mắt xích” quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh, tập trung vào việc “quản lý” và “điều hành” các hoạt động kinh doanh trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp bao gồm việc tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa năng suất và hiệu suất, bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý để quản lý hoạt động kinh doanh. Ngành này nghiên cứu cách tổ chức, lập kế hoạch, điều phối và kiểm soát các tài nguyên và hoạt động của một tổ chức để đạt được các mục tiêu kinh doanh. 

     

    Ngành Quản trị Kinh doanh cung cấp cho sinh viên nền tảng để làm việc trong các công ty, tổ chức phi lợi nhuận, quản lý doanh nghiệp gia đình hoặc khởi nghiệp riêng. Có nhiều cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực này, bao gồm quản lý cấp cao, quản lý dự án, phân tích thị trường, tiếp thị, quản lý nguồn nhân lực và khởi nghiệp. 

     

    Ngành Kinh doanh quốc tế là gì? 

     

    Ngành Kinh doanh quốc tế (International business) là một lĩnh vực chuyên về quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh, thương mại trong môi trường quốc tế. Ngành này tập trung vào việc tìm hiểu nhằm áp dụng các nguyên tắc kinh doanh và chiến lược để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của doanh nghiệp, tổ chức thông qua giao thương tại thị trường toàn cầu.  

     

    Đối với ngành Kinh doanh quốc tế, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức về lĩnh vực ngoại thương như đầu tư quốc tế, logistics, vận tải quốc tế, thanh toán quốc tế, marketing quốc tế, văn hóa doanh nghiệp, hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế. Từ đó, các bạn có thể áp dụng các quy định và thỏa thuận thương mại quốc tế vào công việc giao dịch giữa các quốc gia với nhau, nhằm mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chiến lược xuất nhập khẩu, quản lý chuỗi cung ứng. 

     

     

    Sinh viên GDU thường xuyên được tham gia các buổi Talkshow cùng chuyên gia

     

    Sự khác biệt giữa ngành Kinh doanh quốc tế và Quản trị kinh doanh? 

     

    Kinh doanh quốc tế và Quản trị Kinh doanh là hai ngành học phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh. Mặc dù cả hai đều liên quan đến quản lý và hoạt động kinh doanh, nhưng chúng có những điểm khác nhau quan trọng. 

     

    Về phạm vi hoạt động: 

     

    Quản trị Kinh doanh tập trung vào quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp bao gồm các khía cạnh như quản lý nhân sự, marketing, tài chính, kế toán và chiến lược kinh doanh. 

     

    Kinh doanh quốc tế tập trung vào quản lý hoạt động kinh doanh trong môi trường quốc tế. Đặc biệt chú trọng vào các giao dịch quốc tế, bao gồm thương mại quốc tế, quan hệ quốc tế, luật pháp quốc tế và chiến lược toàn cầu. 

     

    Môi trường hoạt động: 

     

    Quản trị Kinh doanh thường áp dụng trong quy mô các doanh nghiệp, tổ chức. Tập trung vào điều hành, duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả của tổ chức, doanh nghiệp, thiết lập các quy trình và phương pháp quản lý chung. 

     

    Kinh doanh quốc tế là các hoạt động quản kinh doanh trong thị trường quốc tế. Đây là ngành liên quan mật thiết đến các tổ chức đa quốc gia, công ty xuất khẩu và nhập khẩu, và các tổ chức liên quan đến thương mại quốc tế. 

     

    Tiềm năng và cơ hội việc làm: 

     

    Quản trị Kinh doanh cung cấp cho sinh viên một tầm nhìn rộng hơn về quản lý các hoạt động kinh doanh tổng thể và có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Các cơ hội nghề nghiệp có thể bao gồm quản lý dự án, quản lý sản phẩm, quản lý marketing, quản lý tài chính, và quản lý nhân sự trong các doanh nghiệp và tổ chức trong nước. 

     

    Kinh doanh quốc tế tập trung vào việc quản lý các hoạt động kinh doanh trong môi trường quốc tế. Các cơ hội nghề nghiệp có thể bao gồm quản lý thương mại quốc tế, quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu, quản lý văn phòng đại diện nước ngoài, hoặc làm việc trong các tổ chức đa quốc gia và tổ chức quốc tế. 

     

    Mặc dù ngành Kinh doanh quốc tế và Quản trị Kinh doanh đều liên quan đến hoạt động kinh doanh, nhưng phạm vi hoạt động, môi trường, kỹ năng và cơ hội nghề nghiệp vẫn có sự khác biệt. Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn phân biệt được sự khác nhau giữa 2 ngành học.  

     

     

    Giảng viên tại GDU luôn cố gắng truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích cho các bạn sinh viên

     

    Học ngành Kinh doanh quốc tế tại Trường Đại học Gia Định 

     

    Tại Trường Đại học Gia Định (GDU), sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thực hành hoạt động kinh doanh quốc tế tại trường và tại các doanh nghiệp. Cụ thể như: Kinh doanh xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, đàm phán quốc tế, hợp đồng mua bán quốc tế, tập quán thương mại quốc tế, logistics quốc tế, marketing quốc tế….   

     

    Ngoài ra, Nhà trường cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về luật pháp, khoa học xã hội, tự nhiên, giúp người học phát triển tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, đổi mới, để trở thành công dân số. 

     

     

    Toàn cảnh khuôn viên trường học tại GDU

     

    Xét tuyển ngành Kinh doanh quốc tế tại GDU: https://xettuyen.giadinh.edu.vn    

     

    Ngoài ra, thí sinh có thể  nộp hồ sơ qua bưu điện hoặc đến trực tiếp tại Trung tâm Tuyển sinh - Truyền thông, 371 Nguyễn Kiệm, P.3, Q.Gò Vấp, TP.HCM. 

    Bài viết khác

    Các trường Đại học liên kết

    Đối tác GDU

    Kết nối với GDU

    icon đăng ký Đăng ký Xét tuyển trực tuyến ...