Tại sao ngành Công nghệ tài chính lương cao mà ít được nhắc đến? 

Tại sao ngành Công nghệ tài chính lương cao mà ít được nhắc đến? 

Lượt xem: 843

    Nắm bắt xu hướng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào các nền tảng tài chính, ngân hàng và đầu tư chính là bước đột phá quan trọng của nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.  

     

     

    Các nền tảng, ứng dụng như: ví điện tử, E-Banking, ứng dụng quản lý tài chính, tín dụng trả góp,.... đã thay đổi mạnh mẽ cách thức thực hiện các hoạt động tài chính, từ thanh toán, chuyển tiền, vay vốn, đầu tư đến quản lý tài chính cá nhân và đó chính là “sức ảnh hưởng” của ngành Công nghệ tài chính (Fintech). 

     

    Finteach (viết tắt của Financial Technology) là lĩnh vực kết hợp giữa công nghệ thông tin và ngành tài chính nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính hiệu quả và tiện lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.  

     

    Đây là ngành sử dụng các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain, điện toán đám mây, phân tích dữ liệu và các công nghệ khác để cải thiện, tăng cường các hoạt động trong lĩnh vực tài chính và hạn chế rủi ro, sai sót.  

     

    Từ việc xử lý giao dịch nhanh chóng và hiệu quả đến việc tổng hợp và phân tích dữ liệu tài chính, ngành này đang góp phần tạo ra một thế giới tài chính hiện đại thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.   

     

    Hiện nay, ngành công nghệ tài chính có tốc độ phát triển mạnh mẽ. Việc áp dụng Fintech đã mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng và doanh nghiệp bao gồm: tăng cường khả năng truy cập vào các dịch vụ tài chính, cải thiện trải nghiệm khách hàng, tăng cường hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính,... 

     

    Sinh viên khi theo học ngành này có thể đảm nhận nhiều vị trí trong doanh nghiệp như: chuyên viên công nghệ tài chính, kỹ sư phát triển phần mềm, chuyên viên phân tích dữ liệu, Giám đốc kinh doanh, Giám đốc đầu tư,...  

     

     

    Cơ sở học tập của GDU nằm gần ngay sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Hoàng Mến

     

    Ngành Công nghệ tài chính có mức lương như thế nào? 

     

    Mặc dù được coi là “làn sóng” mới tại Việt Nam nhưng ngành Công nghệ tài chính đã nhận được nhiều sự quan tâm, thu hút đầu tư rất lớn từ nhà nước. Theo báo cáo thị trường IT Việt Nam (Topdev), lĩnh vực Công nghệ tài chính xếp thứ 3 với mức lương trung bình 1.115 USD (khoảng 28 triệu đồng). 

     

    Đồng thời, các chuyên gia Công nghệ tài chính cũng có nhiều cơ hội làm việc với các tập đoàn, công ty trong và ngoài nước, từ đó tăng thu nhập cũng như mở rộng cơ hội phát triển nghề nghiệp. 

     

    Học Công nghệ tài chính ở đâu?   

     

    Năm 2024, Trường Đại học Gia Định (GDU) dự kiến mở ngành Công nghệ tài chính. Khi theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những nền tảng cơ bản về kinh tế, kinh doanh, tài chính – ngân hàng trong kỷ nguyên số. Được đào tạo các kiến thức về công nghệ, khoa học máy tính, khoa học dữ liệu, công cụ toán học và thống kê ứng dụng trong lĩnh vực tài chính. 

     

    Không chỉ có mức học phí thấp, team 2K6 có thể hoàn thành giấc mơ đại học với học phí toàn khóa chỉ từ 80 triệu đồng.   

     

    Nộp hồ sơ xét tuyển vào GDU khi có tổng điểm TB HKI lớp 11 + điểm TB HKII lớp 11 + điểm TB HKI lớp 12 từ 16.5 điểm.    

     

     

    Sinh viên GDU tham quan, kiến tập tại Mobifone

     

    Để đăng ký xét tuyển ngành Công nghệ tài chính, thí sinh có thể:     

     

    1. Xét tuyển trực tuyến tại: https://xettuyen.giadinh.edu.vn    

     

    2. Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến địa chỉ: Trung tâm Tuyển sinh - Truyền thông, 371 Nguyễn Kiệm, P.3, Q.Gò Vấp, TP. HCM.   

    Bài viết khác