Từ A đến Z ngành Marketing 

Từ A đến Z ngành Marketing 

Lượt xem: 2727

    Làm sao để khách hàng nhớ đến và sử dụng thương hiệu của mình giữa bạt ngàn các sản phẩm cùng loại? Đó là công việc của một người làm Marketing. 

     

     

    Marketing là gì?  

     

    Philip Kotler – người được xem như là cha đẻ của Marketing hiện đại định nghĩa như sau: “Marketing là quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được tạo ra”. 


    Nói một cách dễ hiểu, người làm Marketing sẽ thực hiện những công việc để tạo sự chú ý, thu hút khách hàng đến với thương hiệu cũng như xây dựng và duy trì mối quan hệ thiện chí với khách hàng, nhằm tạo ra lợi nhuận.  

     

    Học gì ở ngành Marketing? 

     

    Tại Đại học Gia Định (GDU), ngành Marketing được đào tạo một cách hệ thống các kiến thức nền tảng về Marketing.  

     

    Ở giai đoạn đầu, sinh viên sẽ được học những kiến thức căn bản, nền tảng nhất như: Marketing căn bản, nghiên cứu thị trường,..Sau đó sẽ đi sâu hơn về các nội dung liên quan tới chuyên ngành như Marketing 360 độ, quan hệ công chúng, quản trị truyền thông và thương hiệu, quảng cáo số, đo lường hiệu quả truyền thông, quản trị và phát triển sản phẩm mới, phân tích đối thủ cạnh tranh.... 

     

    Hiện học phí ngành Marketing là: 15 triệu đồng/học kỳ.

     

    Khung chương trình đào tạo ngành Marketing tại GDU, các bạn xem tại đây:  https://giadinh.edu.vn/khung-chuong-trinh-dao-tao-dai-tra-nganh-marketing 

     

    Ra trường làm gì? 

     

    Được nhận định là ngành nghề “hot” của tương lai với mức thu nhập đáng mơ ước, sinh viên tốt nghiệp ngành Marketing có thể đảm nhận nhiều vị trí như:  

     

    • Giám đốc marketing. 

     

    • Giám đốc nghiên cứu thị trường. 

     

    • Trưởng phòng marketing. 

     

    • Chuyên viên marketing. 

     

    • Trợ lý truyền thông doanh nghiệp. 

     

    • Quản lý truyền thông doanh nghiệp. 

     

    • Quản lý quan hệ công chúng. 

     

    • Quản trị thương hiệu. 

     

    • Chuyên viên PR  

     

    • Chuyên viên Quản trị dự án 

     

    • Chuyên viên Tổ chức sự kiện 

     

    • Chuyên viên tổng hợp và phân tích dữ liệu 

     

    • Chuyên viên Quản trị và xử lý khủng hoảng 

     

    • Tiếp thị nội dung. 

     

    • Copy writer 

     

    • …. 

     

    Cơ hội nghề nghiệp 

     

    Trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ, các công ty, doanh nghiệp mọc lên rất nhiều tạo nên một thị trường kinh doanh sôi động. Vai trò của ngành marketing phát triển mạnh mẽ, vì chẳng doanh nghiệp nào muốn thương hiệu của mình “lu mờ” trước đối thủ. Từ đó, cơ hội nghề nghiệp của ngành marketing rất rộng mở.  

     

    Không chỉ ở môi trường làm việc tại Việt Nam mà môi trường làm việc nước ngoài cũng săn đón những “chuyên gia Marketing”. Ở khắp các quốc gia trên thế giới luôn có nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực marketing vì họ muốn mở rộng thị trường.  

     

    Từ năm 2019, Cục Thống kê Lao động Mỹ dự đoán rằng nhu cầu tuyển dụng trong ngành marketing sẽ tăng trung bình khoảng 13% cho đến năm nay - năm 2023. Đặc biệt tập trung vào digital marketing vì người tiêu dùng chuyển sang mua sắm trực tuyến, sử dụng các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội để ra quyết định. 

     

    Vì vậy, chỉ cần chăm chỉ rèn luyện kỹ năng, giỏi tiếng anh, vững kiến thức lý thuyết đến thực tế, khi theo học ngành Marketing, bạn sẽ chẳng bao giờ sợ thất nghiệp.  

     

    Học Marketing tại GDU  

     

    Để trở thành sinh viên ngành Marketing tại Đại học Gia Định, thí sinh đăng ký Nguyện vọng 1 theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.  

     

    Ngoài ra, học sinh có thể đăng ký xét tuyển:  

     

    1. Xét tuyển trực tuyến tại: https://xettuyen.giadinh.edu.vn/dang-ky-ho-so-xet-tuyen-theo-dot.html


    2. Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến địa chỉ Trường: Trung tâm Tuyển sinh - Truyền thông (371 Nguyễn Kiệm, P.3, Q.Gò Vấp, TP.HCM).

     

    Mỹ Ngọc 

    Bài viết khác