Học Kinh doanh quốc tế ra trường làm gì? Tiềm năng và sự đa dạng của ngành Kinh doanh quốc tế

Học Kinh doanh quốc tế ra trường làm gì? Tiềm năng và sự đa dạng của ngành Kinh doanh quốc tế

Lượt xem: 297

    Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đã tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân trên quy mô toàn cầu. Với quá trình hội nhập hàng hóa và thị trường trong thương mại thế giới ngày càng tăng, ngành Kinh doanh quốc tế đã được các thí sinh và phụ huynh quan tâm. 

     

     

    Các bạn học sinh quan tâm đến chương trình xét tuyển học bạ của GDU

     

    Học Kinh doanh quốc tế ra làm gì? 

     

    Ngành kinh doanh quốc tế (International business) là ngành học nghiên cứu, quản lý và thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại giữa các quốc gia, tập trung vào việc phát triển, thúc đẩy và quản lý hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp và tổ chức trên toàn cầu.

     

    Ngành Kinh doanh quốc tế bao gồm các hoạt động như xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, đầu tư trực tiếp nước ngoài, hợp tác liên doanh, quảng bá sản phẩm và thương hiệu trên thị trường quốc tế, và thiết lập mạng lưới cung ứng toàn cầu thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế qua các chiến thuật, cách thức quản trị, chiến lược kinh doanh được xây dựng giữa các doanh nghiệp, cá nhân hoặc tổ chức kinh tế, theo các hiệp định thương mại đã được ký kết.

      

    Sinh viên khi theo học ngành Kinh doanh quốc tế sẽ được trang bị học những môn chuyên ngành như: Kinh tế quốc tế, Quản trị doanh nghiệp quốc tế, Marketing, Quản lý chuỗi cung ứng quốc tế, Luật pháp kinh doanh quốc tế, Quản lý tài chính,.... 

     

    Học ngành Kinh doanh quốc tế sẽ mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động kinh doanh và quan hệ quốc tế. Dưới đây là một số công việc, vị trí mà sinh viên có thể đảm nhận sau khi ra trường: 

     

    -    Nhân viên kinh doanh, sale, xuất nhập khẩu. 

     

    -    Chuyên gia hoạch định tài chính quốc tế. 

     

    -    Chuyên gia nghiên cứu thị trường, chuyên gia Marketing quốc tế. 

     

    -    Chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng. 

     

    -    Chuyên gia tư vấn đầu tư quốc tế, Chuyên gia xúc tiến thương mại. 

     

    -    Nhà tư vấn quản trị doanh nghiệp. 

     

    Nhằm nắm bắt cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn của ngành Kinh doanh quốc tế, song song với kiến thức chuyên ngành, việc trang bị thêm những kỹ năng nghề nghiệp và những kỹ năng mềm là một yêu cầu không thể thiếu đối với sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế. 

     

     

    Một buổi học tập cùng các bạn sinh viên GDU

     

    Tiềm năng và sự đa dạng của ngành Kinh doanh quốc tế 

     

    Là ngành học mang tính toàn cầu, đời hỏi các sinh viên phải “update” liên tục, phát triển kỹ năng mềm, cập nhật kiến thức và tận dụng các cơ hội thực tế để xây dựng sự nghiệp thành công trong lĩnh vực này. 

     

    Sôi động và hấp dẫn chính là những tính từ miêu tả sát nét về thị trường thương mại toàn cầu ngày nay. Việc mở cửa hội nhập và thiết lập các quan hệ kinh tế giữa các quốc gia tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh quốc tế. Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ thông tin và mạng Internet đã mở ra cơ hội kinh doanh quốc tế và tăng cường sự kết nối giữa các thị trường. 

     

    Các doanh nghiệp, tổ chức muốn mở rộng quy mô và tăng trưởng cần tiếp cận thị trường mới. Tuy nhiên, theo CareerBuilder, nguồn cung nhân lực  chất lượng cho ngành kinh doanh quốc tế ở nước ta, chỉ mới đáp ứng hơn 50% nhu cầu của các doanh nghiệp.  

     

    Cùng với đó, các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các hiệp hội thương mại quốc tế đã tạo ra môi trường kinh doanh quốc tế ổn định và hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp trên quy mô quốc tế. Vì thế, đây chính là một trong những “mảnh đất” đầy tiềm năng, thu hút đông đảo sự quan tâm của các thí sinh khi lựa chọn ngành học.   

     

    Khi học ngành Kinh doanh quốc tế đòi hỏi các sinh viên phải có vốn hiểu biết đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ. Sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế được trang bị kiến thức về văn hóa, tập quán kinh doanh và khả năng làm việc với người từ nhiều quốc gia và nền văn hóa khác nhau. 

     

    Đây cũng là ngành thích hợp cho những bạn có đam mê công việc kinh doanh, khởi nghiệp (Starup) bởi quy mô trong lĩnh vực này rất rộng lớn.  

     

    Tóm lại, ngành Kinh doanh quốc tế cung cấp cơ hội cho sinh viên để tham gia vào hoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc tế, tận dụng cơ hội mở cửa thị trường nhằm mang lợi lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây là ngành có tiềm năng to lớn và mở ra nhiều cơ hội mới cho các bạn trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển kinh tế quốc tế. 

     

     

    Giảng viên GDU luôn hết mình trong việc truyền đạt kiến thức cho sinh viên

     

    Học ngành Kinh doanh quốc tế tại Trường Đại học Gia Định 

     

    Tại Trường Đại học Gia Định (GDU), chương trình đào tạo trong ngành Kinh doanh quốc tế thường kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, bằng cách cung cấp cơ hội cho sinh viên tham gia vào các hoạt động thực tế, như thực tập, dự án nghiên cứu, và trao đổi quốc tế. Điều này giúp sinh viên phát triển các kỹ năng kinh doanh quốc tế thực tế và áp dụng kiến thức học được vào thực tế công việc sau này.  

     

    Tại GDU, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thực hành hoạt động kinh doanh quốc tế tại trường và tại các doanh nghiệp. Cụ thể như: Kinh doanh xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, đàm phán quốc tế, hợp đồng mua bán quốc tế, tập quán thương mại quốc tế, logistics quốc tế, marketing quốc tế….   

     

    Ngoài ra, Nhà trường cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về luật pháp, khoa học xã hội, tự nhiên, giúp người học phát triển tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, đổi mới, để trở thành công dân số. 

     

     

    Toàn cảnh tòa nhà tại GDU

     

    Xét tuyển ngành Kinh doanh quốc tế tại GDU: https://xettuyen.giadinh.edu.vn    

    Bài viết khác

    Các trường Đại học liên kết

    Đối tác GDU

    Kết nối với GDU

    icon đăng ký Đăng ký Xét tuyển trực tuyến ...